Đi họp lớp bị coi thường vì dùng máy "cục gạch", lúc sau nghe cậu bạn trả lời điện thoại mà cả lớp sốc nặng: Rốt cuộc anh là ai?

19/08/2024 16:14

Trong cuộc sống, đừng nên đánh giá một người chỉ dựa vào vẻ bề ngoài của họ.

Đi họp lớp bị coi thường vì dùng máy

Tôn Lệ đã nhận được lời mời đi họp lớp từ lớp trưởng cách đây không lâu. Mặc dù một tháng trở lại đây cô bạn rộn công việc thế nhưng cô nghĩ bản thân vẫn có thể thu xếp chút thời gian gặp lại những người bạn cũ, từng cùng nhau phấn đấu khi còn là sinh viên. Đã gần 10 năm kể từ ngày họ cùng tốt nghiệp trường Đại học, Tôn Lệ nghĩ chắc hẳn giờ ai cũng thay đổi, và khi gặp họ, cô và những người bạn sẽ có nhiều thứ hay ho để kể.

Sau nhiều cân nhắc, cuối cùng Tôn Lệ đã nhận lời tham dự họp lớp. Vào ngày này, Tôn Lệ đi xe máy đến nhà hàng tổ chức bữa tiệc. Khi đến nơi, cô thấy nhiều bạn học đang lái những chiếc xe ô tô sang trọng, giá hàng trăm ngàn tệ. Có những người đeo đồng hồ đắt tiền, diện trang phục hàng hiệu. Điều này khiến Tôn Lệ cảm thấy có đôi chút mất tự tin, thầm nhủ cô nên chau chuốt kỹ lưỡng hơn trước khi tham dự họp lớp.

Trong bữa ăn, ban đầu mọi người còn nói chuyện và cười đùa vui vẻ. Thế nhưng một lúc sau, có những người bắt đầu đứng lên và khoe khoang thành tựu đạt được của mình. Nhận thấy buổi họp lớp đã dần chuyển qua những câu chuyện khoe giàu nhàm chán, Tôn Lệ nghĩ mình cần rời đi. 

Đi họp lớp bị coi thường vì dùng máy

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, trước khi cô chuẩn bị rời đi, một cô bạn ngồi cạnh chỉ tay vào anh bạn học có quần áo đơn giản. Cô bạn ấy vừa cười cợt, vừa nói với Tôn Lệ: "Cậu nhìn kìa, trong khi các bạn nam khác mặc vest, diện đồ đắt tiền thì Tô ăn mặc quá sức giản dị. Mà trên tay cậu ấy còn cầm cái gì thế kia, một chiếc điện thoại 'cục gạch'. Điện thoại này giá chỉ hơn ngàn tệ thôi. Tôi nghĩ cậu ấy không tôn trọng chúng ta nên mới ăn mặc xoàng xĩnh đến đây như thế. Không biết trong mấy năm qua khi chúng ta rời trường, Tô đã làm được gì và ở đâu nữa. Tôi nhớ khi còn đi học, cậu ấy là một chàng trai chăm chỉ và có chí cầu tiến cơ mà".

Tôn Lệ không đồng tình với ý kiến của cô bạn, vì cô cho rằng không nên dùng vật chất bên ngoài để đánh giá một người. Tuy nhiên, Tôn Lệ cũng không tiện lên tiếng phản bác cô bạn hay bênh vực bạn học Tô. Bởi lẽ, Tôn Lệ nhận thấy, không chỉ riêng cô bạn này mà có rất nhiều bạn học khác đã bày tỏ thái độ khách sáo, thậm chí cười cợt sau lưng Tô vì vẻ ngoài giản dị của cậu ấy.

Đột nhiên một tiếng chuông điện thoại reo lên, chúng phát ra từ máy của bạn học Tô. Vì phòng riêng quá ồn ào nên Tô đã điều chỉnh âm lượng điện thoại rất to, điều này khiến nội dung cuộc trò chuyện sau đó của Tô đều bị mọi người xung quanh nghe thấy. Từ điện thoại của Tô, một giọng nói phấn khích réo lên: "Anh Tô, công ty của chúng ta đã huy động được thêm 5 triệu tệ (~17,5 tỷ đồng), xin chúc mừng anh".

Nghe câu này, hầu hết những người bạn tham dự họp lớp bỗng im bặt. Tô đáp ngắn gọn lời cậu nhân viên rồi cúp máy. Một số người bạn nghe thấy nội dung cuộc điện thoại bây giờ mới lân la qua hỏi chuyện Tô. Hoá ra, giờ Tô đã ông chủ của một công ty khởi nghiệp có tiếng tăm trên thị trường. Mấy năm nay, Tô hầu như biến mất khỏi các cuộc họp lớp vì cậu bạn còn bận làm ăn, dành toàn bộ công sức cho "đứa con" khởi nghiệp này của mình.

Đi họp lớp bị coi thường vì dùng máy

Ảnh minh hoạ

Từ thái độ coi thường và rẻ bỉu ban đầu, một số bạn học lại chuyển sang trò chuyện thân mật với Tô, nhằm làm thân với bạn học này nhiều hơn. Tuy nhiên theo đánh giá từ Tôn Lệ, bạn học Tô chỉ đáp lại họ một cách khách sáo, sau đó anh nhanh chóng ra về ngay khi bữa ăn kết thúc.

Tôn Lệ thầm nghĩ, có lẽ không chỉ cô mà bạn học Tô cũng không muốn tham gia bất kỳ buổi họp lớp nào nữa. Họp lớp vốn dĩ là nơi những bạn học cũ cùng nhau ngồi xuống ôn lại kỷ niệm và trò chuyện thân mật. Thế nhưng từ bao giờ chúng lại trở thành dịp để mọi người đánh giá đối phương chỉ bằng những thứ vô nghĩa như vẻ bề ngoài, độ giàu có được đo lường bằng tài sản và sự nghiệp,... Tình cảm đến từ vật chất thì sẽ không bao giờ bền vững, chỉ có tình nghĩa xây dựng từ sự trân trọng giữa người với người mới là thứ ta cần trân trọng và bỏ công sức cho chúng.

Theo Sohu