Khám phá sản vật miền Bắc Việt Nam (Kỳ 4): Cháo nhộng ong rừng, bánh trứng kiến và bánh coóng phù Cao Bằng

Admin

05/01/2025 05:00

Cao Bằng là một trong những vùng đất địa đầu của tổ quốc với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Không chỉ vậy, Cao Bằng cũng chính là điểm dừng chân thú vị cho bất kỳ ai muốn thưởng thức sản vật độc đáo của núi rừng Đông Bắc.

SẢN VẬT CAO BẰNG

Bánh trứng kiến

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Đây là một món ăn đặc sản của những ngày hè của người dân nơi đây. Bởi lẽ chỉ vào tầm tháng 4 - 5 hằng năm thì loài kiến đen rừng mới có thời gian sinh trưởng mạnh nhất.

Bánh trứng kiến - món đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện vài tháng ở Cao Bằng. Bánh trứng kiến - món đặc sản mỗi năm chỉ xuất hiện vài tháng ở Cao Bằng.

Kiến rừng có rất nhiều loại nhưng chỉ có trứng của kiến đen rừng với phần thân nâu, bụng đen, đuôi nhọn và có kích thước to gấp 4 - 5 lần loại kiến thường là có thể sử dụng để chế biến thức ăn. Loài kiến này hay làm tổ trên các loại cây rừng như găng, nứa hay vầu.

Trứng kiến để làm nhân bánh thường to bằng hạt gạo, có phần thân tròn mẩy và màu trắng sữa. Sau khi đã lấy được trứng kiến và đem đi làm sạch, người ta sẽ cho chúng vào xào cùng thịt lợn băm để phần nhân bánh có vị béo ngậy của trứng kiến và vị ngọt của thịt nạc.

Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến. Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến.

Ngoài phần nhân bánh đặc biệt, bánh trứng kiến được làm từ gạo nếp nương hạt tròn mẩy, gạo nếp ngâm từ 8 - 10h và xay thành bột. Lá vả bọc bột bên ngoài phải chọn lá nhỏ vừa phải, không quá già cũng không quá non, miếng bột trải ra chiếc lá vả mỏng vừa phải, cho nhân trứng kiến vào và hấp cho bánh chín.

Dù không có hình thức bắt mắt, nhưng bánh trứng kiến mang hương vị độc đáo riêng không nơi nào có được. Dù không có hình thức bắt mắt, nhưng bánh trứng kiến mang hương vị độc đáo riêng không nơi nào có được.

Bánh trứng kiến có thể ăn nóng hay nguội tùy ý, với loại bánh này thì ăn bất cứ lúc nào cũng có vị ngon riêng. Người ăn luôn cảm nhận được độ dẻo của gạo nếp, vị mềm của lá vả và đặc biệt là vị béo béo ngậy ngậy của nhân bánh được làm từ trứng kiến.

Ngoài bánh trứng kiến người dân nơi đây cũng làm xôi trứng kiến, rượu ngâm trứng kiến hay nộm trứng kiến.

Bánh coóng phù Cao Bằng

Giống như mùa hè có bánh trứng kiến thì khi đến mùa đông người dân Cao Bằng có bánh coóng phù. Loại bánh này gần giống bánh trôi, "coóng phù" là tiếng Tày, nhưng mọi người nơi đây đều gọi thế, như một thói quen hàng ngày.

Bánh coóng phù - món quà vặt mỗi khi đông về ở Cao Bằng. Bánh coóng phù - món quà vặt mỗi khi đông về ở Cao Bằng.

Để làm ra những viên coóng phù ngon, loại gạo được chọn thường là nếp hương hoặc nếp dẻo, thơm, trộn thêm một ít gạo tẻ. Sau đó, gạo được rửa sạch, ngâm nước khoảng 3h rồi xay thành bột, cho bột vào túi vải để lọc cho ráo nước. Đem bột đã ráo ra nhào đến khi dẻo và nặn thành những hình tròn nhỏ đều nhau.

Nhân bánh được làm từ lạc (đậu phộng) và vừng rang Nhân bánh được làm từ lạc (đậu phộng) và vừng rang

Sau đó, thả những viên bánh đã được nặn tròn vào nồi nước đang sôi cho đến khi bánh nổi lên thì nhanh tay vớt ra nhúng vào bát nước sôi để nguội. Việc nhúng nước sẽ làm cho những viên bánh căng tròn và không bị dính vào nhau. Tiếp đó, bánh được chia đều ra bát rồi chan thêm nước đường nóng.

 

Khám phá sản vật miền Bắc Việt Nam (Kỳ 3): hạt dẻ Trùng Khánh, rau dạ hiến, mận máu Bảo Lạc, lê Đông Khê

Khi ăn, người ta rắc thêm một chút lạc rang hoặc vừng lên bát coóng phù trắng ngần để làm tăng vị thơm ngon của món ăn. Ngoài màu trắng của viên bánh truyền thống, nhiều gia đình còn trộn bột với gấc hoặc ngâm gạo với nước lá cẩm tím, nước lá dứa... để tạo thêm nhiều màu sắc và hương vị cho bánh.

Cháo nhộng ong rừng

Ong vò vẽ là một loại ong có nọc độc nổi tiếng là hung dữ và nguy hiểm. Tuy nhiên ở Cao Bằng, loại ong này đang được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc mang đậm dấu ấn và bản sắc dân dã…Một trong số đó chính là cháo nhộng ong rừng.

Cháo nhộng ong - món ngon cho những ngày mưa ở Cao Bằng. Cháo nhộng ong - món ngon cho những ngày mưa ở Cao Bằng.

Ong rừng ở Cao Bằng thường là ong vò vẽ và ong đất. Những con nhộng non thường nằm sâu trong các lỗ của tổ ong. Vì vậy để lấy được nhộng thì cần bắt nguyên tổ và sau đó tách từng lỗ ra lấy. Nhộng còn non có thân nhỏ, có vị béo ngậy giống mật ong và mang hương vị rất riêng.

Vì nhộng là những con còn non nên rất sạch sẽ, bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để sơ chế nó. Bạn chỉ cần lấy những con nhộng ra khỏi tổ, nếu dính nhiều mật thì cần rửa sạch. Chỉ vài bước đơn giản là đã có được một nguyên liệu độc đáo để làm những món từ ong vò vẽ ngon và lạ miệng.

Nhộng ong vò vẽ non - món đặc sản Cao Bằng. Nhộng ong vò vẽ non - món đặc sản Cao Bằng.

Gạo trắng vo sạch cho vào nồi, đổ nước vào bắc lên bếp nấu thành cháo. Sau đó trút hết số nhộng ong đã xào chín vào nồi cháo đang sôi, khuấy đều nồi cháo, nêm thêm gia vị và hành lá xắt nhỏ rồi nhấc xuống là ăn được.

Món cháo nhộng ong rừng tuy nấu khá đơn giản, dân dã nhưng khi ăn mới cảm nhận được hết vị ngon “độc nhất vô nhị” bởi vị ngọt, béo ngậy cùng mùi thơm ngon rất lôi cuốn, hấp dẫn.

Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất. Món cháo nhộng ong nấu với nước cốt dừa được cho là ngon nhất.

Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, rừng cây bị thu hẹp nên việc tìm được tổ ong rừng lấy nhộng là rất hiếm; muốn thưởng thức phải theo mùa… Do đó, món cháo nhộng ong rừng đã trở thành món ăn “xa xỉ”. Nhưng nếu may mắn khi đến các xóm, bản vùng cao vào mùa lấy mật ong rừng thì sẽ có cơ hội thưởng thức món cháo đặc biệt này.