Không phải 49 hay 53, đây mới là 3 "năm tuổi" mà con người nhanh già và ốm yếu hơn cả: Nhớ làm 3 việc để trì hoãn lão hoá và sống thọ hơn

20/08/2024 04:02

Theo các chuyên gia, đây là 3 thời điểm cơ thể lão hoá nhanh hơn. Nếu không chú ý giữ gìn, sức khoẻ sẽ nhanh chóng giảm sút.

Theo Med.stanford.edu, các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã công bố một nghiên cứu cho thấy quá trình lão hóa về mặt thể chất không phải là một quá trình từ từ. Trên thực tế, đó là một quá trình diễn ra với "quỹ đạo đột ngột". Bằng việc nghiên cứu thành phần protein trong các mẫu máu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình lão hóa của con người trải qua 3 bước ngoặt riêng biệt.

Theo đó, nghiên cứu này được thực hiện trên huyết tương của hơn 4.200 người trong độ tuổi từ 18 đến 95. Dựa trên phân tích về những thay đổi của thành phần protein, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình lão hóa của con người sẽ trải qua 3 bước ngoặt tương ứng với 3 độ tuổi là 34, 60 và 78 tuổi. Ở những giai đoạn này, sự thay đổi lớn về tuổi tác sẽ diễn ra trong khi con người không già đi rõ rệt ở các giai đoạn khác.

1. Tuổi 34

Theo nghiên cứu, tuổi 34 là bước ngoặt đầu tiên của sự lão hóa về thể chất của con người. Giai đoạn này, lượng collagen bắt đầu suy giảm nhanh dẫn đến sự thay đổi trên da như da chảy xệ và nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn.

Bên cạnh đó, bước sang tuổi 34 tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, các cơ quan trong cơ thể cũng bước vào giai đoạn lão hoá khiến cơ thể có nhiều thay đổi. Lúc này, trí nhớ và khả năng phối hợp cơ thể yếu đi, khối lượng xương dần mất đi, dung tích phổi giảm, chúng ta dễ tăng cân, bị mỡ thừa và lipid máu tăng cao. Những yếu tố này có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch và các bệnh liên quan đến cơ xương khớp.

Không những thế, ở giai đoạn này, có nhiều yếu tố bên ngoài như áp lực công việc, gia đình...tác động gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, dễ gây ra các bệnh về tâm lý. Do đó, khi bước sang tuổi 34, mọi người nên quan tâm và lắng nghe cơ thể nhiều hơn để có những chuẩn bị cho sức khoẻ của mình.

photo-1724075866035

 2. Tuổi 60

Ở tuổi 60, con người bắt đầu bước vào tuổi già. Ở độ tuổi này, những dấu hiệu của sự lão hoá đã rõ rệt. Cơ thể có thể gặp một số vấn đề liên quan đến thị giác, thính giác, trí não... do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài những thay đổi nêu trên, người bước sang độ tuổi 60 còn có thể gặp một số vấn đề khác về sức khỏe như loãng xương, các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch,... bắt đầu xuất hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể rút ngắn tuổi thọ.

Vì vậy khi bước sang giai đoạn này, bạn hãy giữ tâm lý bình tĩnh đối mặt với những thay đổi về thể chất và xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, đồng thời duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lý nguy hiểm.

3. 78 tuổi

Ở tuổi 78, con người bước vào giai đoạn khó khăn của cuộc đời khi mọi cơ quan trong cơ thể lão hóa với tốc độ nhanh, bao gồm hệ thần kinh, tuần hoàn và hô hấp cũng như hệ tiết niệu, chức năng tâm thần, nhận thức... Thậm chí, nhiều người cao tuổi ở giai đoạn này đã cần phải dựa vào những thiết bị y tế để duy trì sự sống. Lúc này, điều quan trọng nhất là các thành viên trong gia đình nên quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc người già, giúp họ có một đời sống tinh thần thật tốt để có thể vững vàng đối mặt với giai đoạn khó khăn này. 

Thực hiện 3 điều sau để trì hoãn lão hoá, níu giữ tuổi trẻ

Có thể thấy, quá trình lão hóa của con người là một kết quả tất yếu, không thể đảo ngược. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng chúng ta vẫn có thể làm chậm quá trình này bằng một số cách đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất tích cực như sau:

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là thói quen tốt có lợi cho sức khoẻ, giúp trì hoãn lão hoá hiệu quả thế nhưng nhiều người lại lãng quên điều này. Theo các nghiên cứu, uống nước có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, thúc đẩy quá trình bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể, giảm gánh nặng cho thận. Vì vậy, hãy uống nhiều nước mỗi ngày nếu muốn cơ thể khỏe mạnh và trẻ lâu hơn. 

2. Tập thể dục nhiều hơn

Không phải 49 hay 53, đây mới là 3


Các nghiên cứu đã chứng minh việc siêng năng vận động có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người. Theo đó, khi lớn tuổi, tập thể dục thường xuyên không những tốt cho cơ bắp mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, hãy giữ thói quen này thường xuyên để có thể duy trì vóc dáng thanh xuân, sự dẻo dai của cơ thể cũng như cải thiện được sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập thể dục nên được thực hiện phù hợp, tùy vào thể trạng của bạn. Không nên luyện tập quá mức kẻo sẽ phản tác dụng.

3. Cười nhiều hơn

Khoa học đã chứng minh rằng giữa cơ thể và cảm xúc của con người luôn tồn tại một mối quan hệ mật thiết. Tâm lý lạc quan, vui vẻ cũng là một giải pháp tự nhiên tạo ra hệ miễn dịch tốt, giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và kéo dài tuổi thọ một cách hiệu quả. Mọi người nên ghi nhớ phương pháp đơn giản này để sống khoẻ và sống thọ hơn mỗi ngày.

(Tổng hợp)