Cây vẹt (vẹt dù, vẹt rễ lồi), với dạng phổ biến nhất là vẹt đen, tên khoa học là Bruguiera sexangula, là một dạng cây bụi ngập mặn được tìm thấy nhiều ở những nơi chịu ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều hoặc vùng đất phù sa đang bồi tụ.
Ở Việt Nam, vẹt đen phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung và rừng ngập mặn các tỉnh Nam bộ từ Đồng Nai đến Cà Mau.
Vẹt đen là cây thân gỗ có rễ thở hình trụ nón khá phát triển, cao 30 – 25m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt. Cây có lá dài bầu dục, dai, hoa màu vàng mọc đơn độc, quả có các lá đài cong, gốc hình chuông. Vẹt đen thường ra hoa tầm tháng 3-4, có quả tháng 5-6, có khi ra hoa và quả gần như quanh năm. Loài cây này sinh trưởng và phát triển nhanh, đâm chồi mạnh.
Điều khiến vẹt đen trở nên đặc biệt và kỳ lạ mà hiếm có loài thực vật nào làm được đó chính là khả năng "sinh và nuôi con" như động vật.
Không giống như nhiều loài cây khác, hạt giống của cây vẹt đen không rơi xuống đất để mọc rễ và phát triển thành cây con. Thay vào đó, chúng nảy mầm trực tiếp trên thân cây mẹ.
Cây con sử dụng cây mẹ làm nguồn dinh dưỡng cho đến khi có thể tự đứng độc lập. Sau đó, cây con sẽ tách khỏi cây mẹ và rơi xuống đất, nảy mầm để tạo thành một cây mới.
Giới khoa học ví von cách sinh sản, nuôi con của cây vẹt đen rất giống động vật, là hiện tượng vô cùng hiếm gặp trên thế giới và Việt Nam. Hiện tại, chúng là loại thực vật duy nhất có khả năng này.
Cây vẹt đen không chỉ thu hút sự quan tâm của những người nghiên cứu thiên nhiên mà còn có giá trị trong lĩnh vực y học. Nó được sử dụng như một nguồn nguyên liệu để chế biến thuốc chữa bệnh ung bướu, tiêu chảy, sốt rét và phỏng.
Cây vẹt đen cũng mang lại giá trị kinh tế thông qua gỗ của nó và một số ứng dụng khác trong sản xuất nhuộm và nhuộm vải.
Loài cây độc đáo này là biểu tượng cho sự kỳ diệu của thiên nhiên và khả năng tạo ra sự đa dạng trong môi trường sống của nó, thu hút sự quan tâm của cả giới khoa học và người dân.
Hoặc