Mới đây, tại một nhà trẻ ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã tổ chức hoạt động diễn tập phòng chống bắt cóc và lừa đảo. Trong video có thể thấy, một người đàn ông vào vai "người lạ" đang cầm kẹo cố gắng tiếp cận các em nhỏ. Sau một hồi dụ dỗ và "nhử mồi", có một số bé đã "mắc bẫy".
Đúng lúc các thầy cô trong trường "méo xệch" vì nghĩ học trò của mình sẽ bị "lừa" hết thì bất chợt, một cảnh tượng cảm động đã xảy ra. Hóa ra, trong khi các cô bé, cậu bé khác người thì ngơ ngác muốn đến nhận kẹo, người thì hoảng sợ khóc lóc, một cậu bé đã trở thành "người hùng" theo cách không ngờ tới. Cậu bé có vẻ cũng rất sợ khi em không ngừng khóc, thế nhưng khóc thì khóc, em vẫn không quên kéo tay các bạn mình lại. Chỉ cần thấy bạn nào định nhận kẹo từ người lạ, là em sẽ ré lên và kéo bạn về phía sau mình, miệng thì liên tục nói "Đừng ăn".
Sau khi đoạn clip được lan truyền, vào ngày 21/10, đại diện giáo viên đã chia sẻ với báo chí: "Cậu bé mới 4 tuổi 2 tháng này đang học lớp mẫu giáo nhỡ. Lúc đó con cũng khóc, chắc vì thấy bạn bè mình bị lừa nên vừa sợ vừa không biết phải làm sao. Chúng tôi đều cảm thấy rằng cậu bé rất dũng cảm. Dù con còn nhỏ tuổi nhưng đã dám chặn một người chú lớn tuổi hơn mình và có thể đứng trước để bảo vệ các bạn nhỏ".
Cô giáo này giới thiệu thêm, vào ngày hôm đó, các em học sinh không hề biết chuyện nhà trường tiến hành hoạt động phòng chống bắt cóc và lừa đảo. Nên vào giờ ra chơi, các em vẫn thực hiện các hoạt động ngoài trời bình thường.
Về phần mình, sau khi được hỏi, cậu bé "người hùng" bày tỏ: "Em sợ là các bạn khác bị lừa đi mất. Lúc đó em cũng không sợ. Em khóc là vì lo lắng các bạn khác bị lừa nên mới khóc".
Sau khi video được lan truyền rộng rãi, gia đình của cậu bé cũng biết chuyện này và phụ huynh của em rất tự hào về hành động của con trai. Họ hy vọng con lớn lên có thể trở thành người có ích cho xã hội.
Dạy trẻ ứng phó khi được người lạ mặt tặng quà bánh
Việc dạy trẻ cách ứng phó khi được người lạ mặt tặng quà bánh là một bài học quan trọng không chỉ giúp bảo vệ trẻ khỏi những mối nguy hiểm tiềm ẩn, mà còn giáo dục trẻ về sự an toàn cá nhân. Trước hết, cha mẹ và giáo viên nên giảng giải cho trẻ rằng không phải ai cũng xấu và ngược lại, không phải ai cũng tốt. Có những người lạ mặt có thể sử dụng quà bánh hoặc đồ chơi để thu hút sự chú ý của trẻ với ý đồ xấu.
Để dạy trẻ nhận biết và từ chối lời đề nghị từ người lạ, cha mẹ và giáo viên cần thực hiện những bước sau:
1. Giáo dục về những nguy cơ tiềm ẩm: Nói với trẻ về những rủi ro có thể xảy ra khi tiếp xúc với người lạ và lý do tại sao không nên nhận quà từ họ.
2. Dạy trẻ về những ranh giới: Cha mẹ nên dạy trẻ về khái niệm về không gian cá nhân và ranh giới. Phụ huynh nên cho con biết chúng có quyền nói "không" mỗi khi cảm thấy không thoải mái hoặc bị ép buộc.
3. Lập trình cách ứng xử phù hợp: Hãy thiết lập một kế hoạch hành động cụ thể cho trẻ nếu chúng gặp tình huống tương tự. Dạy trẻ họ nên làm gì nếu có ai đó cố gắng tặng quà cho chúng, như tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn tin cậy ngay lập tức.
4. Tình huống giả định: Thực hiện các tình huống mô phỏng với trẻ để họ có thể luyện tập cách phản ứng. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn trong việc áp dụng những gì đã học vào thực tế.
5. Học cách nhận biết người lạ: Dạy trẻ nhận biết người lạ không chỉ qua ngoại hình mà còn thông qua hành vi của họ.
6. Khuyến khích trẻ nói chuyện: Tạo một môi trường an toàn để trẻ thoải mái chia sẻ về những trải nghiệm của mình, kể cả việc được người lạ tiếp cận.
7. Gắn kết gia đình: Thực hiện các hoạt động gia đình để tạo điều kiện cho sự gắn kết, giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi bày tỏ những mối lo ngại của mình.
Những bước này không những giúp trẻ biết cách đề phòng với người lạ mà còn giúp chúng phát triển kỹ năng tự vệ và tăng cường lòng tự trọng. Cuối cùng, việc giáo dục về sự an toàn cần phải được nhắc nhở thường xuyên để trẻ không quên và có thể phản ứng một cách tự nhiên khi cần thiết.
Tổng hợp
Hoặc