Chuyện tiền bạc luôn là vấn đề quan trọng trong gia đình, đặc biệt là điều nan giải đối với những cặp vợ chồng, có con nhỏ, thu nhập chưa cao? "Chi tiêu ra sao? Tiền tiết kiệm thế nào? Tiền phòng ngừa ốm đau bao nhiêu?",... là điều khiến nhiều cặp đôi "đau đầu" để cân đối.
Trước bài toán kinh tế gia đình, nhiều người lựa chọn phương pháp hỏi bạn bè, người thân và cả những người có kinh nghiệm trên MXH để có giải pháp. Chẳng hạn như câu chuyện của người phụ nữ ẩn danh, tạm gọi là chị H. đã thu hút sự quan tâm trong nhóm "Vén khéo".
Chị H. cho biết, thu nhập của chị từ 10 - 15 triệu đồng. Thu nhập của chồng là 17 triệu đồng, đưa vợ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Trung bình mỗi tháng gia đình chị H. chi tiêu trong khoảng 20 triệu đồng. Vợ chồng chị đã có nhà ở Hà Nội, không phải đi thuê nên đỡ một khoản tiền lớn.
Tuy vậy, tháng nào chị H. cũng "thoáng tay" chi vượt quá ngưỡng 20 triệu đồng. Nhìn vào bảng chi tiêu tháng 11, số tiền sinh hoạt của gia đình lên tới 31.925.000 VNĐ, vượt khá nhiều so với thu nhập 2 vợ chồng.
Chị H. muốn nhờ CĐM chỉ ra những khoản chi tiêu chưa hợp lý, để chị có thể điều chỉnh trong những tháng tới.
Bài viết của chị H. lập tức thu hút sự quan tâm của hội chị em. Nhiều người đã chỉ ra những khoản chi tiêu hơi "quá tay" như tiền tham quan 800.000 VNĐ, tiền điện 2 triệu đồng, tiền ăn 6 triệu đồng,...
Những cách chi tiêu thông minh trong gia đình
Tài chính ổn định là một trong những nền tảng vững chắc tạo nên hạnh phúc gia đình. Việc quản lý chi tiêu rõ ràng không chỉ đảm bảo cân bằng tài chính, tối ưu dòng tiền, mà còn giúp gia đình có một khoản dự phòng, tiết kiệm cho tương lai.
Nhờ vậy, tình hình tài chính của gia đình luôn trong trạng thái an toàn và các thành viên có thể chủ động trong các tình huống rủi ro phát sinh như bệnh tật, thất nghiệp, hưu trí... Dưới đây là những bí quyết chi tiêu thông minh mà bạn nên trang bị.
1. Lập kế hoạch chi tiêu bài bản cho từng thành viên
Việc thiết lập hoạt động này sẽ giúp bạn phân bổ rõ định mức sử dụng phù hợp cho từng thành viên và kiểm soát nguồn tài chính hàng tháng trong gia đình.
Bạn có thể áp dụng cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình theo phương pháp JARS để theo dõi và quản lý tài chính chặt chẽ hơn bằng cách chia dòng tiền vào các "hộp" khác nhau. Cụ thể: "Hộp" giáo dục, "hộp" chi tiêu hàng ngày, "hộp" tiết kiệm, "hộp" giải trí, "hộp" đầu tư,...
2. Thiết lập mục tiêu và lập kế hoạch quản lý chi tiêu
Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng cũng là cách tiết kiệm tiền hiệu quả giúp bạn có thể đạt được trong tương lai, có thể liên quan đến kiếm tiền, tiết kiệm, chi tiêu hoặc đầu tư.
Mục tiêu cần được đo lường cụ thể với kế hoạch quản lý chi tiêu theo thời gian rõ ràng. Chẳng hạn như, bạn thiết lập mục tiêu mua nhà trong 10 năm thì cần ngân sách bao nhiêu, mỗi tháng phải tiết kiệm các khoản nào để đạt được số tiền mong muốn? Việc này giúp bạn xác định được những việc cần ưu tiên thực hiện, đồng thời tạo thói quen chi tiêu khoa học cho các thành viên trong gia đình.
3. Tái sử dụng triệt để
Một trong những cách cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình được rất nhiều người áp dụng chính là tái sử dụng triệt để các vật dụng có sẵn.
Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn hạn chế lượng rác thải ra, góp phần bảo vệ môi trường trong xanh. Bạn có thể tái sử dụng các vật dụng như lon, chai, túi nilon, giấy báo, quần áo, túi xách… để sáng tạo ra những món đồ dùng mới cho gia đình.
4. Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh
Đi cùng với các tình huống bất ngờ trong cuộc sống, chi phí phát sinh hàng tháng là một khoản đáng kể tiềm ẩn nguy cơ làm mất cân bằng tài chính nếu không được phân bổ hợp lý.
Chẳng hạn luôn tồn tại những các khoản chi ngoài dự tính như tiền mừng đám cưới, tiền sửa xe, tiền mua vật dụng hư hỏng, tiền ốm đau bệnh tật... Do đó, kế hoạch chi tiêu gia đình cần bao gồm các chi phí cố định và chi phí dự phòng (thường chiếm 10 - 20% tổng chi tiêu) nhằm giúp bạn chủ động xử lý các trường hợp chi tiêu phát sinh.
5. Không mua sắm những đồ không cần thiết
Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm. Việc hạn định số tiền mua sắm khiến bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua thứ gì đó cũng như hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý.
Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng nhất thời hay xu hướng phổ biến, bạn cần ưu tiên chọn mua những món đồ có tính ứng dụng cao, cần thiết nhất cho đời sống. Đây chính là cách tiết kiệm tiền hiệu quả, giúp bạn giảm bớt chi tiêu hàng tháng.
6. Tìm thêm việc làm để tăng thu nhập
Một phương pháp đơn giản để tiết kiệm tài chính cho gia đình là tìm thêm việc làm để tăng thu nhập. Công việc này còn giúp bạn phát triển kỹ năng và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, bạn cần sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Một số phương pháp tăng thu nhập thụ động cho gia đình "không tốn sức" mà bạn có thể tham khảo là đầu tư cổ phiếu hoặc chứng khoán.
Tổng hợp
Hoặc