Theo bảng lương mới được áp dụng từ ngày 1/7 (sau khi tăng lương cơ sở từ 1,8 lên 2,34 triệu đồng/tháng), giáo viên mầm non hạng III hiện là nhóm nhận lương thấp nhất, từ khoảng 4,9 đến 11,4 triệu đồng một tháng, tùy bậc (chưa bao gồm phụ cấp, thâm niên).
Giáo viên tiểu học, THCS và THPT hạng I nhận lương cao nhất. Trong đó, người có hệ số lương 6.78 hưởng lương gần 16 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm phụ cấp, thâm niên).
Mức lương của giáo viên các cấp hiện nay cụ thể như sau:
Công thức tính thu nhập chung của giáo viên: Mức thu nhập = Mức lương cơ sở x hệ số lương + phụ cấp + thâm niên.
Với giáo viên, tùy vị trí, nơi công tác, mỗi người có thể nhận được một hoặc một số khoản phụ cấp: phụ cấp thâm niên (5% sau 5 năm công tác, mỗi năm cộng thêm 1%), ưu đãi nghề (25-50%), phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân, giáo viên dạy người khuyết tật, giáo viên công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Tại Dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tới đây, Bộ GD&ĐT đề xuất lương nhà giáo xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Bộ cũng đề xuất nâng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm.
Lý giải về điều này, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, theo khảo sát, trong số giáo viên bỏ nghề thời gian qua, có tới 61% ở tuổi dưới 35 và một trong những lý do dẫn tới tình trạng này là thu nhập thấp, không đủ trang trải cho nhu cầu sinh hoạt. Trong khi đó, người trẻ có nhiều thứ phải lo như nuôi bản thân, lo cho con cái, nhu cầu học tập nâng cao trình độ.
Đồng thời, lương giáo viên có thâm niên dưới 5 năm hiện nay rất thấp. Đó là lý do Bộ GD&ĐT đề xuất nâng 1 bậc lương với giáo viên khi xếp lương khởi điểm, nhằm khuyến khích người trẻ vào nghề dạy học. Đây cũng là phần của việc hiện thực hóa mục tiêu lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương.
Hoặc