Nghiên cứu khoa học: Thói quen ăn sáng có liên quan đến tuổi thọ, người sống lâu không bao giờ làm 5 điều này

13/11/2024 08:11

Một số thói quen buổi sáng có thể gây hại cho sức khỏe và tuổi thọ của con người. Điều này đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh.

Chúng ta đều biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó không chỉ giúp khởi động quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo, mà còn cung cấp năng lượng cần để hoàn thành công việc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết tích cực của việc ăn sáng lành mạnh với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, cũng có những thói quen gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.

Dưới đây là 5 điều cần tránh vào mỗi bữa sáng vì chúng có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn.

1. Sử dụng nước ép trái cây

Một nghiên cứu năm 2019 của Đại học Harvard đã phân tích dữ liệu từ hơn 190.000 người tham gia, bao gồm cả nam và nữ. Các nhà thực hiện nghiên cứu phát hiện ra rằng uống thêm nửa cốc nước ép trái cây mỗi ngày có thể làm tăng 16% bệnh tiểu đường, gây hại cho sức khỏe của con người.

Nghiên cứu khoa học: Thói quen ăn sáng có liên quan đến tuổi thọ, người sống lâu không bao giờ làm 5 điều này- Ảnh 1.

"Mặc dù nước ép trái cây có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng con người nên tiêu thụ ở mức độ vừa phải." - Frank Hu, một trong những Giáo sư thực hiện nghiên cứu khuyến nghị.

2. Ăn thịt xông khói, thịt chế biến sẵn

Có thể nhiều người không biết, việc chỉ ăn một miếng thịt xông khói mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng.

Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện ra rằng thịt chế biến, chẳng hạn như xúc xích hoặc thịt xông khói, có nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhiều hơn thịt đỏ. Theo đó, ăn 25 gam thịt chế biến sẵn - tương đương với một lát thịt xông khói mỏng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng (ruột kết) lên 20%. Mà ung thư ruột kết là một trong ba loại ung thư hàng đầu ở cả nam và nữ tại Nam Phi.

Nghiên cứu khoa học: Thói quen ăn sáng có liên quan đến tuổi thọ, người sống lâu không bao giờ làm 5 điều này- Ảnh 2.

Theo Sổ đăng ký ung thư quốc gia năm 2019, cứ 77 nam giới thì có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh này.

3. Ăn bưởi vào bữa sáng

Theo các chuyên gia, một số loại thuốc thông thường có thể tương tác tiêu cực khi được sử dụng cùng với bưởi và nước ép bưởi. Ví dụ, quả bưởi chưa qua chế biến có thể gây tương tác thuốc với felodipine. Theo Harvard Health, bưởi cũng có thể gây nguy hiểm khi kết hợp với một số loại thuốc phổ biến dùng để điều trị cholesterol cao và trầm cảm.

Nghiên cứu khoa học: Thói quen ăn sáng có liên quan đến tuổi thọ, người sống lâu không bao giờ làm 5 điều này- Ảnh 3.

Một số loại thuốc khác khi được phân hủy trong cơ thể cần đến sự hoạt động của enzyme CYP3A4 tại ruột non. Nếu con người uống nước ép bưởi vào lúc này có thể làm ngăn chặn hoạt động của enzym này khiến cho thuốc thay vì được chuyển hóa tại ruột non sẽ đi thằng vào máu với một lượng rất lớn, lưu lại trong cơ thể trong thời gian quá lâu làm gia tăng những tác dụng phụ của thuốc cũng như không phát huy được tối đa hiệu quả điều trị trên bệnh nhân.

4. Bỏ bữa sáng

Nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành và đưa ra kết luận rằng việc bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, những người ăn bữa sáng lành mạnh có khả năng đốt cháy nhiều calo hơn những người không ăn.

Những người bỏ bữa sáng có xu hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và bữa tối. Không những vậy, khả năng họ lựa chọn các loại thực phẩm ít giá trị dinh dưỡng như: bánh ngọt, đồ chiên, thực phẩm chế biến sẵn…cũng cao hơn. Những thực phẩm này thường nhiều calo và có tác động xấu tới các hormone điều tiết cảm giác ngon miệng, đường huyết và insulin.

Nghiên cứu khoa học: Thói quen ăn sáng có liên quan đến tuổi thọ, người sống lâu không bao giờ làm 5 điều này- Ảnh 4.

Chưa hết, thói quen bỏ bữa sáng còn có thể dẫn đến nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không bao giờ ăn sáng có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 87% so với những người ăn sáng mỗi ngày.

5. Uống cà phê đen

Uống cà phê đen đậm trước khi ăn sáng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát lượng đường trong máu – một yếu tố nguy cơ gây bệnh tiểu đường và bệnh tim. Theo đó, caffeine trong cà phê có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý insulin và glucose, gây ra sự tăng đột biến và giảm đột ngột lượng đường trong máu.

"Gần một nửa trong số chúng ta sẽ thức dậy vào buổi sáng và uống cà phê trước khi làm bất cứ việc gì khác. Chúng ta càng cảm thấy mệt mỏi thì càng thích uống cà phê đậm. Nói một cách đơn giản, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của chúng ta sẽ bị suy giảm khi thứ đầu tiên cơ thể chúng ta tiếp xúc là cà phê, đặc biệt là sau một đêm mất ngủ." - Giáo sư James Betts, đồng tác giả nghiên cứu năm 2020 của Đại học Bath (Anh) cho biết.

Tổng hợp