Đầu tháng 8/2024, anh Vu (ở Giang Tô, Trung Quốc) có con gái thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng ở Vũ Hán. Để chúc mừng con gái, anh đã mời người thân, bạn bè đến dự tiệc mừng. Chính bữa tiệc này đã khiến mọi người có cái nhìn khác về anh. Sự việc sau đó đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.
Tiệc mừng nhà anh Vu được sắp xếp mỗi bàn 10 người, mỗi người được đãi một suất cơm hộp cùng một chai đồ uống. Điều này khiến những khách tham dự vô cùng bất ngờ và tức giận. Trong suất cơm hộp chỉ có trứng ốp la, đậu phụ và nộm củ sen, chẳng thấy bóng dáng món mặn nào. Trứng ốp la trở thành "món mặn" duy nhất!
Trong phút chốc, bầu không khí lẽ ra phải tràn ngập niềm vui lại tràn ngập sự bối rối và bất mãn. Dành thời gian đến để chia vui, họ không nhờ sẽ được tiếp đãi theo cách này.
Đối với cách tổ chức tiệc mừng của anh Vu, người thân, bạn bè và cư dân mạng không thể hiểu nổi. Nếu nói là do gia đình khó khăn, muốn tiết kiệm thì có thể chuẩn bị món ăn "đạm bạc" một chút, không cần làm hai mươi mấy món "sơn hào hải vị". Một số người bày tỏ, chỉ cần làm mười món thôi, một bàn khoảng 200 NDT (khoảng 700 nghìn đồng) là được rồi. Hơn nữa, mọi người đến dự đều mừng phong bì, đâu đến nỗi không đủ để trả tiền?
Bữa tiệc đáng lẽ phải vui vẻ nhưng kết quả trái ngược hoàn toàn. Tất cả khách tham gia đều ra về với tâm trạng không vui. Việc tổ chức tiệc mừng thứ nhất là để chúc mừng con cái, thứ hai là để gắn kết tình cảm anh em, bạn bè. Tuy nhiên, bữa tiệc này không giúp anh Vu làm được hai điều trên.
Có người đặt câu hỏi, liệu có phải gia đình muốn "kiếm tiền" từ bữa tiệc mừng của con hay không. Vì chắc chắn mọi người đến đều tặng tiền.
Khi câu chuyện nhận về nhiều lời chê bai, anh Vu đã lên tiếng giải thích về quyết định của mình: “Điều kiện tài chính của gia đình chúng tôi có hạn, tôi cũng mong có thể mang lại cho con gái những kỷ niệm đẹp nhưng hoàn cảnh thực tế không cho phép”. Vợ anh chưa tìm được việc làm chính thức, kinh tế eo hẹp nên phải cắt giảm ngân sách dành cho bữa tiệc đến mức tối thiểu.
Một mặt, một số người cho rằng cách giải quyết của anh nên được cảm thông, nhiều người coi trọng vật chất mà quên đi ý nghĩa thực sự của bữa tiệc chúc mừng đỗ đại học.
Một cư dân mạng cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta nên quan tâm đến tương lai của con cái mình hơn là những bữa tiệc”. Ý kiến này được một vài cư dân mạng tán thành.
Mặc khác, một người dùng cho rằng nếu đã tổ chức thì phải làm cẩn thận: "Người ta nhận lời đến dự tiệc mừng con gái anh, vậy mà anh lại chỉ đãi có mỗi suất cơm hộp, đúng là xưa nay hiếm gặp! Chưa từng có tiền lệ". Không chỉ vợ chồng anh Vu bị người ta đàm tiếu mà ngay cả con gái anh cũng sẽ bị nói ra nói vào. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và sự tự tin của đứa trẻ.
Hơn nữa, anh Vu làm của như vậy thì sau này còn ai dám đến nhà anh dự tiệc nữa? Có thể một số người sẽ thông cảm cho cách hành xử này, nhưng có lẽ chỉ là số ít.
Hoàn cảnh của anh Vu phản ánh chân dung chân thực của nhiều gia đình ở Trung Quốc. Tiệc khai giảng là cơ hội để phụ huynh và con cái cùng nhau ăn mừng nhưng giờ đây nó bị chi phối bởi hình thức bên ngoài và áp lực vật chất.
Cách tổ chức của gia đình anh Vu là bài học dành cho các bậc phụ huynh khi tổ chức tiệc mừng cho con. Việc tổ chức nên được điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện tái chính của gia đình. Hơn nữa, bữa tiệc nên xuất phát từ việc chúc mừng cho thành quả của con, thay vì quá quan trọng về mặt vật chất.
Theo Sohu
Hoặc