Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa

18/09/2024 20:12

Chiều 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn, một số khu dân cư trên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) - "rốn lũ" của Đà Nẵng có dấu hiệu ngập úng.

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020

Chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông theo hình thức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Bình đến Bình Định.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá, cơn bão số 4 sẽ hình thành ngay sát bờ nước ta. ATNĐ đang di chuyển chậm lại sẽ tạo điều kiện được nạp năng lượng để mạnh lên nên sẽ còn khó đoán.

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 1.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá bão số 4 có khả năng gây mưa lớn, nguy cơ cao ngập lụt tại các tỉnh miền Trung.

"Bão số 4 có cường độ không mạnh, chỉ giật đến cấp 10, song vấn đề lo ngại nhất bão gây mưa lớn, tập trung ở các tỉnh như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng và một phần Quảng Ngãi; không ngoại trừ khả năng sẽ có đợt mưa tồi tệ xảy ra như trận lũ lụt ở miền Trung năm 2020", ông Hiệp nhận định.

Người dân Đà Nẵng hối hả chằng chống nhà cửa, dọn đồ tránh ngập lụt

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 2.

Chiều ngày 18/9, nhiều nơi tại Đà Nẵng liên tục xuất hiện mưa lớn khiến nhiều khu vực rơi vào tình trạng ngập úng - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 3.

Nhiều người dân trên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) đã hối hả dọn tài sản để lên cao, nhằm giảm thiệt hại khi nước tràn vào nhà - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 4.

Người dân dọn đồ lên tầng trên tránh ngập - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 5.

Nhiều người cũng bắt đầu dán cửa kính nhằm tránh tình trạng gió to gây vỡ - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 6.

Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 7.

Những cột trang trí, giàn hoa ven đường cũng được di chuyển nhằm đảm bảo an toàn trong mưa bão - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 8.

Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 9.

Gia cố lại cây xanh đề phòng bão - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 10.

Các bao cát được chuẩn bị tránh tình trạng ngập lụt - Ảnh: Tâm An

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 11.

Nằm trong vị trí thấp của đường Mẹ Suốt, ông Trần Phước Quý (59 tuổi) đã thuê người đến hàn gấp một kệ sắt để kê cao tủ lạnh, máy giặt - Ảnh: Tâm An

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng 430km

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 430km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.

Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Từ chiều tối ngày 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).

Ngư dân Huế hối hả đưa hàng nghìn ghe, thuyền vào nơi tránh bão

Trong ngày 18/9, người dân vùng bãi ngang ven biển TT-Huế hối hả, tất bật chạy đua với thời gian để di chuyển hàng nghìn chiếc ghe, thuyền nan cỡ nhỏ dùng đánh bắt gần bờ biển và khu vực bên trong đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đến nơi tập kết an toàn.

Anh Ngô Văn Pháo (45 tuổi, ngư dân xã Phú Thuận, Phú Vang) cho biết: Khi sắp có bão, người dân địa phương luôn giúp nhau di chuyển ghe thuyền đến nơi trú tránh an toàn. “Chúng tôi vừa giúp nhau, vừa kiểm tra xem còn ai đi biển chưa về để tìm cách liên lạc, thông báo cho họ chủ động phòng tránh bão”, anh Pháo bày tỏ.

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 12.

Ngư dân xã Phú Thuận đưa thuyền nan vào khu vực an toàn.

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 13.

Đẩy chuyển thuyền nan vào khu vực rừng phi lao ít bị tác động của sóng to, gió bão.

Nguy cơ tái diễn trận lụt lịch sử năm 2020; Người dân Đà Nẵng đang hối hả chằng chống nhà cửa- Ảnh 14.

Thuyền nhỏ được đưa lên đường giao thông và neo giữ để đề phòng sóng, gió cuốn đi xa khi có bão.

Các khu neo đậu bên trong đầm phá ít bị tác động của sóng gió cũng là nơi neo đậu an toàn dành cho những tàu cá đánh bắt xa bờ cỡ lớn.

Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TT-Huế, đến chiều 18/9, lực lượng chức năng đã kêu gọi xong toàn bộ 1.884 phương tiện tàu cá, với 10.685 lao động địa phương hoạt động trên biển vào nơi neo đậu, tránh trú bão an toàn.