Khi nói đến nguyên nhân gây ra bệnh tim, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bệnh "3 cao" (cao huyết áp, mỡ máu cao và axit uric cao), nhưng thực tế, có một “mức cao thứ tư” ẩn giấu - nhịp tim. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nhịp tim thấp hơn sẽ sống lâu hơn và chỉ số này dựa trên việc tính số nhịp tim mỗi phút.
Bác sĩ Hoàng Xuân, một chuyên gia hồi sức người Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ rằng tốc độ nhịp tim có liên quan mật thiết đến tuổi thọ. Nhịp tim trung bình của người trưởng thành khoảng 60 đến 100 lần mỗi phút khi đứng yên. Người ta đã quan sát thấy trong vương quốc động vật rằng những loài có nhịp tim chậm có tuổi thọ tương đối dài hơn.
Ông trích dẫn một nghiên cứu ở Paris (Pháp) và chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình của những người có nhịp tim trên 90 lần/phút là 70,27 năm; trong khi đối với những người có nhịp tim dưới 60 lần/phút thì tuổi thọ trung bình tăng lên 9 tuổi là khoảng 79,3 tuổi.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện, mỗi khi nhịp tim tăng thêm 10 nhịp mỗi phút thì nguy cơ tử vong tăng trung bình 25%. Một nghiên cứu khác của Framingham (Hoa Kỳ) cũng chỉ ra rằng phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới 5 năm và cứ sau 10 nhịp tim tăng lên, nguy cơ tử vong ở nam giới tăng từ 9% đến 19%; đối với phụ nữ, tăng từ 4% đến 15%.
8 mẹo giảm nhịp tim và kéo dài tuổi thọ
Để giảm nhịp tim, kéo dài tuổi thọ, bác sĩ Hoàng Xuân bật mí 8 mẹo sau:
- Tập thể dục cường độ vừa phải: Thực hiện các bài tập aerobic thường xuyên, chẳng hạn như chạy bộ, bơi lội, đạp xe... để tăng cường chức năng tim và giảm nhịp tim. Bạn cũng nên đặt mục tiêu tập luyện với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần hoặc 75 phút tập luyện với cường độ cao.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng khỏe mạnh để giảm gánh nặng cho tim.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng kéo dài sẽ khiến nhịp tim tăng cao, gây ra các vấn đề về tim mạch. Thiền, tập thờ sâu, yoga và các phương pháp giảm căng thẳng là giải pháp lúc này.
- Bỏ hút thuốc, uống rượu: Hút thuốc, uống rượu quá nhiều có thể làm tăng nhịp tim.
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá và chất béo lành mạnh như dầu oliu, các loại hạt... giúp hạ huyết áp và nhịp tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Ngủ đủ giấc: Người thiếu ngủ có xu hướng có dây thần kinh giao cảm cao, nhịp tim luôn cao. Người lớn nên duy trì giấc ngủ từ 7-9 tiếng.
- Kiểm soát lượng tiêu thụ trà và cà phê: Tiêu thụ caffeine có thể tam thời làm tăng nhịp tim. Uống quá nhiều đồ uống có hàm lượng caffeine cao có thể làm nhịp tim tăng nhanh. Học cách uống vừa phải có thể giúp trái tim của bạn khỏe mạnh.
- Theo dõi nhịp tim thường xuyên: Việc này giúp bạn phát hiện sớm các bất thường tim và có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn và ảnh: SkyPost
Hoặc