1. Trẻ thích dựa dẫm vào người khác
Có một thực tế khá phổ biến hiện nay, các bậc phụ huynh thay vì dạy con thì họ lại biến mình thành quản gia, người giúp việc làm thay con mọi thứ. Họ ngỡ rằng mình đang thương con, nhưng thực chất là đang làm hại con, khiến con lớn lên dựa dẫm vào bố mẹ, không thể làm chủ cuộc đời mình.
Một đứa trẻ 6 tuổi chưa biết mặc quần áo thành thục, một đứa trẻ 7 tuổi chưa thể tắm và vệ sinh một mình… bởi hàng ngày vẫn được bố mẹ chăm lo và làm hộ.
Càng lớn lên, những đứa trẻ này càng hằn sâu vào trong đầu suy nghĩ việc gì cũnɡ có người khác lo và làm tốt, mình chỉ cần tận hưởng kết quả thôi, không cần làm gì cả.
Trong tương lai, những đứa trẻ như vậy sẽ khó mà gặt hái được thành công, bởi chúng khônɡ có tư duy tự lập, tự chủ, khônɡ có ham muốn khám phá và chinh phục những thử thách sẽ phải đối mặt trong học tập, trong công việc.
2. Đứa trẻ thiếu kiên nhẫn
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy một số đứa trẻ thích gì phải được đáp ứng liền, chúng thiếu kiên nhẫn và không thể chờ đợi.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng con còn nhỏ nên bỏ qua nhưng thực tế, để con mình trong tình trạng này lâu ngày sẽ hình thành thói quen xấu. Trẻ dễ mất bình tĩnh, không biết kiềm chế cảm xúc, không nghĩ tới người khác.
Trẻ có tính cách nóng nảy, thiếu kiên nhẫn và không thể giữ bình tĩnh khi có chuyện xảy ra, đồng thời không thể làm được việc gì lớn lao.
Một trong các cách dạy con tính kiên nhẫn hiệu quả đó là dạy con học cách chờ đợi thông qua các hoạt động hàng ngày.
Ví dụ: Khi nấu ăn cho con, bố mẹ hãy hỏi cảm nhận của con về món ăn trước khi cho trẻ thưởng thức và từ từ hướng dẫn con cách cầm đũa, thìa. Hoặc khi con cần tìm một món đồ chơi, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói “con đợi xíu nhé, bạn đồ chơi sắp đến rồi đó!”. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể dạy con chờ thang máy, xếp hàng ở siêu thị hoặc khi đi chơi công viên.
3. Trẻ không chịu được thất bại
Là cha mẹ, khi nhìn lại quá trình trưởng thành của mình, hẳn bạn sẽ nhận thấy có một kiểu người thoạt nhìn có vẻ bình thường, không sinh ra trong gia đình danh giá, ngoại hình không nổi bật, học lực bình thường, nhưng vẫn có thể đi "ngược dòng", trở thành người có sự nghiệp đáng ngưỡng mộ. Thông thường, để chạm tới được thành công này, họ phải trải qua nhiều chông gai hơn. Và một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào thành công đó chính là sức chịu đựng.
Kiên cường là thước đo khác của sự thành công, nó đòi hỏi khả năng phục hồi, dám dấn thân vào những thách thức, trở ngại. Như tiến sĩ Kenneth Ginsburg, tác giả cuốn sách "Xây dựng khả năng phục hồi ở trẻ em và thiếu niên", thì "nét tính cách này nói về sự phục hồi ngay cả khi ở trong thời điểm khó khăn. Những người kiên cường không chỉ hồi phục nhanh mà còn phát triển mạnh trong thời điểm tốt nhất".
Một số trẻ thích cuộc sống bất biến, không thích thử thách, khi gặp khó khăn có tư tưởng bỏ cuộc hoặc tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ, thầy cô. Trong khi một số trẻ dường như bẩm sinh đã là những kẻ hiếu chiến, luôn thích đón nhận thử thách.
Ví dụ, để tìm kết quả cho một bài toán khó, một số em không hỏi giáo viên hoặc không xem đáp án tham khảo mà tự vắt óc suy nghĩ, dù một hai ngày các em vẫn phải kiên trì. Nhờ vậy, năng lực học tập sẽ ngày càng mạnh mẽ dù xuất phát điểm có thể không quá nổi bật.
Để rèn tính chịu đựng cho trẻ, bố mẹ cần cho trẻ trải qua một số tình huống khó khăn. Khi trẻ lớn lên, bố mẹ nên lùi lại và để đứa trẻ điều hướng trải nghiệm của mình. Trong trường hợp con cái gặp thất bại, cha mẹ tuyệt đối không nên làm hộ con mà phải dạy chúng biết chịu trách nhiệm, biết giải quyết để vượt qua và vươn lên. Trẻ có thể vấp ngã 1-2 lần, thậm chí nhiều hơn nữa nhưng sau thất bại trẻ sẽ đứng lên được và học được các giá trị từ bài học.
Hoặc