Những yếu tố cốt lõi giúp các ngân hàng số phát triển “đột phá” trong đại dịch Covid

26/08/2021 16:28

Ngày 25.8.2021, Diễn đàn trực tuyến Digital Banking Asia Part II do IQPC Singapore tổ chức với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao, các chuyên gia trong ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng, cùng thảo luận về định hướng hợp tác - phát triển mạng lưới đối tác, tầm quan trọng của chuyển đổi số, cũng như chiến lược cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế chịu sự tác động to lớn từ đại dịch Covid-19 thời gian qua.

 

1a-1629944557.jpg
 

Ông Henry Nguyễn – CEO Ngân hàng số Timo Việt Nam phát biểu mở màn tại Diễn đàn “Digital Banking Asia Online Part II”

Tại diễn đàn, Ông Henry Nguyễn – CEO Ngân hàng số Timo Việt Nam đã có bài chia sẻ về 4 yếu tố cốt lõi giúp các ngân hàng số phát triển “đột phá” trong thời gian tới, bao gồm:

Lấy khách hàng làm trọng tâm: Trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, các ngân hàng phải luôn tìm cách để tiếp tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng và làm cho họ hài lòng hơn mỗi ngày. Thành công của một ngân hàng số không thể diễn ra một cách nhanh chóng. Sự phát triển đòi hỏi phải được triển khai nhất quán với tư duy tất cả vì khách hàng và lấy khách hàng làm trọng tâm. Để mang lại sự đột phá trong 5-10 năm tới, Timo luôn cân nhắc các lợi thế được cộng hưởng đến từ mạng lưới đối tác trong hệ sinh thái số, nguồn dữ liệu khách hàng thông qua các nghiên cứu khảo sát, và cả kinh nghiệm thực tế có được từ quan sát thị trường trong và ngoài nước.

Đầu tư vào công nghệ để đổi mới: Những công nghệ hiện đại như điện toán đám mây sẽ giúp các ngân hàng mở rộng quy mô nhanh hơn. Tuy nhiên, những ý tưởng hay có thể được sao chép một cách nhanh chóng đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải luôn đổi mới không ngừng để nắm thế tiên phong.

Mới đây, Ngân hàng số Timo đã hợp tác chiến lược cùng Mambu để tận dụng những lợi ích của nền tảng ngân hàng lõi dựa vào công nghệ đám mây SaaS. Gói dịch vụ toàn diện với những giá trị đích thực Mambu mang lại sẽ hỗ trợ Timo mở rộng quy mô kinh doanh, phát huy được thế mạnh cũng như thêm tự tin trong việc hiện thực hóa tiềm năng thật sự, khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình thay đổi ngành ngân hàng tại Việt Nam thời gian tới.

2a-1629944697.png
 

Tư duy cởi mở và chủ động thay đổi: Trên nền tảng offline, việc chia sẻ thông tin, tích hợp với các đối tác diễn ra thiếu linh hoạt, tốc độ còn chậm và khá tốn kém. Trong khi đó các thông tin trực tuyến lại có thể sao chép và truyền đi với chi phí gần như bằng 0. Đây chính là một lợi thế giúp các ngân hàng số có thể cắt giảm hoặc miễn các loại phí, bên cạnh đó tạo ra nhiều dịch vụ và trải nghiệm mới mẻ, thú vị dành cho khách hàng.

Dịch vụ ngân hàng có liên hệ mật thiết với cuộc sống hiện đại: Dịch vụ ngân hàng sẽ trở thành “cộng sự tài chính đắc lực” hiện diện khắp nơi trong cuộc sống của khách hàng. Giờ đây, khi mà Covid-19 đã thay đổi cả hành vi và sự mong đợi của khách hàng, thay vì chỉ nghĩ tới việc xếp hàng chờ tới lượt giao dịch tại ngân hàng, họ hi vọng ngân hàng có thể giúp họ thực hiện hóa những ước mơ lớn lao và có ý nghĩa hơn như lên kế hoạch cho những chuyến du lịch đi chơi xa, mua nhà để an cư lạc nghiệp hay đầu tư vào giáo dục cho con cái thành công sau này….  

3a-1629944761.jpg
 

Timo xác định đổi mới công nghệ và tập trung vào khách hàng là cách tiếp cận hiệu quả để trở thành Ngân hàng số đột phá trong thời gian tới

Với tỷ lệ dân số tham gia hệ thống tài chính còn thấp nhưng tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh và mức độ thâm nhập internet lại khá cao, cùng với dân số trẻ, am hiểu về ứng dụng kỹ thuật số, có thể nói đây chính là thời điểm “vàng” cho ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng Việt Nam tạo ra những đột phá và đổi mới. Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy đổi mới, hướng tới mục tiêu 80% dân số trưởng thành chính thức đăng ký sử dụng các dịch vụ ngân hàng vào năm 2025.

Với sự số hóa được dự đoán diễn ra ngày càng mạnh mẽ trong tương lai, để có thể giành được chiến thắng, trong 5 năm tới Timo sẽ tập trung vào mảng Big Data (Dữ liệu lớn), Machine Learning (máy học), AI (trí tuệ nhân tạo), Cloud (điện toán đám mây) để thu thập dữ liệu khách hàng, khảo sát trải nghiệm để đào sâu, phân tích, nghiên cứu kỹ hơn về hành vi, thói quen tiêu dùng của khách hàng. Từ đó có thể cá nhân hóa tối đa trải nghiệm của người tiêu dùng giúp ngân hàng chủ động lên kế hoạch xây dựng và phát triển sản phẩm, dịch vụ từ ngắn hạn tới dài hạn, nhằm mang lại dịch vụ tài chính phù hợp cùng các giải pháp hỗ trợ cuộc sống của khách hàng ngày một dễ dàng và tiện lợi hơn. 

Bạn đang đọc bài viết "Những yếu tố cốt lõi giúp các ngân hàng số phát triển “đột phá” trong đại dịch Covid" tại chuyên mục Tài chính. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline: 0903 78 12 09, hoặc gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com.