Khi mua tỏi ở siêu thị hoặc ở chợ, củ nào cũng tươi ngon, không bị mọc mầm. Thế nhưng sau khi mua tỏi về nhà vài ngày là đã thấy lên mầm, bị mất nước, héo dần.
Tại sao tỏi để ở siêu thị, chợ lại không vấn đề gì, còn mang về nhà thì lại mọc mầm?
Nhiệt độ để tỏi mọc mầm là trong khoảng từ 16 đến 25 độ C, đây cũng chính là nhiệt độ không khí trung bình. Còn tỏi ở siêu thị không mọc mầm là vì trước khi bày bán, chúng được bảo quản trong kho lạnh, giữ ở nhiệt độ thấp như đang "ngủ đông". Khi mang tỏi về nhà, nhiệt độ tăng lên, đồng nghĩa với việc tỏi "thức dậy". Đó chính là lý do tại sao tỏi để ở nhà vài ngày sẽ mọc mầm.
Lý do thứ 2 là tần suất thay thế hàng hóa nhanh chóng. Dù tỏi trên kệ siêu thị trông đầy ắp nhưng với lượng người mua sắm hàng ngày thì đến tối là có thể hết sạch, thậm chí còn phải bổ sung hàng giữa chừng.
Còn tỏi mà chúng ta mang về nhà, thường mỗi lần mua sẽ đủ để dùng trong 8-10 ngày. Trong khoảng thời gian đó, tỏi hoàn toàn có đủ thời gian để mọc mầm.
Vậy làm thế nào để ngăn tỏi không mọc mầm?
1. Treo lên
Bạn có thể buộc các nhánh tỏi lại với nhau bằng dây, sau đó nối chúng thành từng chuỗi. Hoặc đơn giản chỉ là để trong giỏ đựng. Xong xuôi, hãy treo tỏi ở nơi khô ráo và mát mẻ trong nhà, tránh để dưới ánh nắng trực tiếp.
Lưu ý, không nên để tỏi trong bếp vì trong quá trình nấu nướng, bếp sẽ tạo ra nhiều hơi nước làm tăng độ ẩm và nhiệt độ, tạo điều kiện cho tỏi dễ dàng mọc mầm.
2. Bảo quản trong tủ lạnh
Bạn có thể để tỏi vào ngăn mát của tủ lạnh. Bằng cách này, nhiệt độ thấp sẽ giúp giữ tỏi tươi lâu hơn và hạn chế khả năng mọc mầm. Tuy nhiên, hãy nhớ cho tỏi vào túi vải hoặc hộp có lỗ thoáng để tránh ẩm giúp tỏi không bị hư hỏng.
Nếu bạn mua một lượng lớn tỏi cùng một lần, có thể lột vỏ, cắt bỏ phần rễ, sau đó cất vào túi zip kèm thêm vài tờ giấy ăn trước khi để vào ngăn mát của tủ lạnh. Phương pháp này không chỉ giúp tỏi giữ tươi khoảng nửa tháng mà còn duy trì được hương vị thơm ngon.
Nên sử dụng các túi nhỏ để chia nhỏ tỏi vì việc mở túi nhiều lần có thể làm tăng nguy cơ phát sinh vi khuẩn. Việc chia tỏi thành các túi nhỏ sẽ giúp bảo quản tốt hơn.
Tỏi mọc mầm cũng có giá trị dinh dưỡng cao.
Thực tế, khi tỏi đã mọc mầm, mặc dù phần củ không còn giá trị sử dụng nhưng phần lá mầm lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng để chế biến các món ăn, tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của tỏi.
Lá mầm tỏi chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:
- Chất chống oxi hóa: Giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Vitamin: Lá mầm tỏi cung cấp các vitamin như vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe làn da.
- Khoáng chất: Chứa nhiều khoáng chất cần thiết như selen và mangan, giúp hỗ trợ chức năng tế bào và sức khỏe tim mạch.
- Hợp chất sulfur: Cũng giống như tỏi, lá mầm chứa các hợp chất sulfur có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Nhờ những giá trị dinh dưỡng này, lá mầm tỏi không chỉ là một nguyên liệu ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Nguồn: Aboluowang
Hoặc