Tác động của mạng xã hội đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người trẻ là chủ đề ngày càng được các bậc phụ huynh, nhà giáo dục, chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cơ quan quản lý quan tâm. Đây tiếng chuông cảnh báo cho cả một thế hệ đang vật lộn với nỗi lo lắng thường trực, phần lớn bắt nguồn từ chính chiếc điện thoại họ cầm mỗi ngày.
Ảnh hưởng tiêu cực từ "doomscrolling"
Theo thống kê, từ năm 2019 đến 2023, tỷ lệ người trẻ Mỹ mắc chứng lo âu đã gần như gấp ba, tăng từ 8% lên 22% trong nhóm tuổi 18–29.

Hay theo báo cáo mới nhất của Trung tâm nghiên cứu Pew công bố hôm 22/4, gần một nửa thanh thiếu niên Mỹ cho rằng mạng xã hội mang lại tác động chủ yếu là tiêu cực cho những người cùng lứa, và một tỷ lệ gần tương đương cho biết họ đã chủ động cắt giảm thời gian lướt mạng.
Báo cáo này khảo sát 1.391 thanh thiếu niên Mỹ từ 13 đến 17 tuổi cùng phụ huynh của họ, được thực hiện vào tháng 9 và 10 năm ngoái. Kết quả cho thấy 48% người được hỏi nói rằng mạng xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực đến bạn bè đồng trang lứa, tăng mạnh so với mức 32% vào năm 2022. Tuy vậy, khi được hỏi về chính bản thân mình, chỉ 14% thanh thiếu niên cho rằng mạng xã hội tác động tiêu cực, con số này tăng từ 9% hai năm trước.
Bộ Y tế Mỹ và các chuyên gia chỉ ra rằng, mạng xã hội chính là "thủ phạm" và "doomscrolling" – hành vi lướt liên tục các tin tiêu cực đã gây nên tình trạng trên. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, thời gian Gen Z dán mắt vào màn hình tăng vọt.
"Họ gần như bị buộc dây vào mạng xã hội", Tiến sĩ Balachundhar Subramaniam từ Trường Y Harvard nhận xét. Gen Z có thể dành tới 7 tiếng mỗi ngày trên điện thoại, không phải vì thích, mà vì nghiện.
Điều này cũng từng được WHO cảnh báo hơn 1/10 thanh thiếu niên đang có dấu hiệu sử dụng mạng xã hội như một dạng nghiện, khó kiểm soát và dẫn đến hậu quả tâm lý nặng nề.

Gen Z đang tự buộc mình vào điện thoại và mạng xã hội - Ảnh từ AI
Tiến sĩ Judson Brewer từ Đại học Brown giải thích rằng doomscrolling không làm ta bớt lo mà càng khiến lo lắng tăng vọt. "Nó giống như đưa não đi xin dopamine, mỗi cú vuốt là một lần mong chờ 'phần thưởng' thông tin giúp giảm bất an. Nhưng thứ ta nhận lại là nỗi sợ, mất ngủ, và áp lực tâm lý kéo dài".
Đáng nói, vấn đề không chỉ là ở nội dung mà còn ở chính thiết kế của mạng xã hội. Các thuật toán được xây dựng để người dùng cuộn mãi, giống như cách đồ ăn vặt được tối ưu để khiến ta ăn không ngừng. Andrea Guastello từ Đại học Florida cho rằng người dùng ngày càng bị động: "Chúng ta thấy lo nhưng không biết làm gì, và cứ cuộn mãi như một phản xạ".
Hậu quả từ chứng lo âu và trầm cảm
Không dừng lại ở cảm xúc, lo âu còn gặm nhấm cả cơ thể: mất ngủ, mệt mỏi, bồn chồn, khó tập trung. Từ đó, những người nghiện mạng xã hội phải đối diện với rất nhiều hậu quả khốc liệt.
Tự tử
Lo lắng và trầm cảm lan rộng ở những người trẻ tuổi tại Hoa Kỳ đã dẫn đến tỷ lệ tự tử cao. Trong số hơn 47.000 người chết do tự tử vào năm 2019, 90% mắc bệnh tâm thần có thể chẩn đoán được. Mặc dù con số đó cũng bao gồm các rối loạn tâm trạng và nhân cách ngoài phạm vi lo lắng và trầm cảm, nhưng tự tử vẫn rất phổ biến ở những người trẻ tuổi được chẩn đoán mắc cả hai rối loạn.

Năm 2019, 13,3% sinh viên đại học Hoa Kỳ báo cáo rằng họ nghiêm túc cân nhắc đến việc tự tử và 2,0% báo cáo rằng họ đã cố gắng tự tử.
Tỷ lệ tự tử tại Hoa Kỳ tăng 30% từ năm 2000 đến năm 2016. Trong khi tỷ lệ tự tử tăng ở mọi nhóm tuổi, thì nhóm thanh niên là nhóm đáng lo ngại đặc biệt do các yếu tố xã hội riêng biệt. Chẳng hạn như sử dụng mạng xã hội, lo lắng, trầm cảm và tự gây thương tích (là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai đối với những người trong độ tuổi từ 10 đến 24 vào năm 2015).
Thành tích học tập và nghề nghiệp bị suy giảm
Lo lắng và trầm cảm có thể trực tiếp cản trở cả hiệu suất học tập và làm việc. Ở sinh viên đại học, lo lắng và trầm cảm có liên quan đến mức độ thành tích học tập thấp hơn, nhưng sự chuẩn bị nghề nghiệp và hiệu suất nghề nghiệp trong tương lai giảm.

Mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm và lo âu là những gì giới trẻ đang nhận về khi nghiện mạng xã hội - Ảnh từ AI
Một nghiên cứu cho thấy 92% sinh viên bị trầm cảm từ trung bình đến nặng biểu hiện các dấu hiệu suy giảm học tập (họ có nhiều khả năng nghỉ học, điểm thấp hơn và gặp phải các vấn đề quan hệ giữa các cá nhân ở trường). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng trầm cảm nghiêm trọng hơn có liên quan đến mức độ suy giảm cao hơn.
Hiệu suất làm việc chuyên nghiệp cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các chứng rối loạn tâm trạng và lo âu. Nhiều người trẻ tuổi mắc chứng trầm cảm báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ việc làm, vì chứng trầm cảm tại nơi làm việc có liên quan đến tình trạng vắng mặt và giảm năng suất.
Trên thực tế, ước tính rằng chứng trầm cảm làm suy giảm hiệu suất làm việc nhiều hơn 29% so với một số bệnh mãn tính, bao gồm viêm khớp, các vấn đề về lưng, tiểu đường và huyết áp cao.
Mối quan hệ căng thẳng giữa các cá nhân
Những người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ đang bị trầm cảm và lo âu có thể phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, điều này có thể dẫn đến cảm giác cô lập xã hội và cô đơn ngày càng trầm trọng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ bốn gia đình thì có một gia đình có ít nhất một thành viên đang phải vật lộn với bệnh tâm thần và mặc dù khó có thể định lượng được mức độ căng thẳng mà những thành viên còn lại trong gia đình phải chịu đựng.
Mối quan hệ với bạn đời cũng có thể đặc biệt khó khăn để duy trì khi bản thân đang phải đối diện với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhiều thanh niên bị trầm cảm có kỹ năng giao tiếp xã hội kém, ham muốn tình dục giảm và nghi ngờ về các mối quan hệ của họ. Họ cũng có xu hướng tránh tiết lộ cảm xúc, điều này có thể dẫn đến xung đột và không hài lòng cho cả hai.

Tự tử và lạm dụng chất gây nghiện là những giải pháp những bệnh nhân mắc chứng lo âu tìm đến - Ảnh từ AI
Lạm dụng chất gây nghiện
Nhiều thanh niên ở Hoa Kỳ chuyển sang dùng rượu hoặc ma túy để kiểm soát bệnh tâm thần hoặc để giảm tác dụng phụ tiêu cực của thuốc điều trị tâm thần.
Cục Kinh doanh Kinh tế Quốc gia báo cáo rằng 69% lượng rượu và 84% lượng cocaine của quốc gia này được tiêu thụ bởi những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Theo Hiệp hội Lo âu và Trầm cảm Hoa Kỳ, 20% người Mỹ mắc chứng rối loạn lo âu hoặc tâm trạng chuyển sang lạm dụng chất gây nghiện để làm giảm các triệu chứng của họ.
Lối thoát giữa mê cung dopamine?
Tiến sĩ Brewer đề xuất 3 bước đơn giản để thoát khỏi vòng xoáy doomscrolling: Nhận diện cơn thôi thúc muốn lướt; ghi nhận cảm giác căng thẳng do hành vi đó gây ra; chọn một hành vi lành mạnh hơn, ví dụ như đi bộ 10 phút.

Cả Brewer và Subramaniam đều khuyên nên giảm thời lượng dùng điện thoại xuống dưới 2 giờ/ngày, chia nhỏ thời gian đọc tin tức, tắt thông báo và để điện thoại về chế độ thang xám (đen trắng). Thay vì cuộn feed vô định, hãy ưu tiên vận động, chơi thể thao, kết nối với thiên nhiên, tham gia sở thích cá nhân hay đơn giản là… ngủ đủ giấc.
Với Crystal Park, giáo sư tâm lý tại Đại học Connecticut, vấn đề nằm ở tốc độ thay đổi chóng mặt của thế giới: "Những điều từng chắc chắn giờ không còn nữa. Gen Z đang đi tìm kết nối và ý nghĩa, nhưng họ bị cuốn vào một guồng xoay khiến chính hành trình đó trở nên mù mờ".
Cái lo của thế hệ trẻ không chỉ là điểm số, công việc hay tương lai, mà còn là bị lạc lối thầm lặng giữa một thế giới quá ồn ào. Và đôi khi, cách để bình tâm lại chính là buông điện thoại xuống.
Dù vậy, không phải tất cả đều tiêu cực. Gần 60% Gen Z cho biết mạng xã hội là nơi họ có thể thể hiện bản thân một cách sáng tạo, và nhiều người khác nói rằng họ dùng mạng để theo dõi tin tức bạn bè, cập nhật cuộc sống. 44% nói rằng họ đã cắt giảm thời gian online. Nữ tỏ ra quyết liệt hơn: gần một nửa (48%) cho biết đã giảm thời gian dùng mạng xã hội, so với 40% ở nam.
Theo CNN, Newsweek, Ballard brief
Hoặc