Ngày 13/10 đã diễn ra chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024. Đáng chú ý, trong chương trình tại điểm cầu Hà Nội đã xuất hiện hình ảnh Công Phượng cùng dòng chữ “gà kia ai rán mà giòn” được dán ở góc bảng.
Ngay sau đó đã có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng Công Phượng từng là người hùng của bóng đá Việt Nam, việc “troll” chàng cầu thủ sinh năm 95 như này thể hiện sự thiếu tinh tế cũng như tôn trọng anh.
Đây cũng không phải lần đầu tiên, Nguyễn Công Phượng bị trêu chọc trên mạng xã hội. Chia tay câu lạc bộ Yokohama FC (Nhật Bản), Công Phượng quyết định trở về nước thi đấu với bản hợp đồng 3 năm tại câu lạc bộ Bình Phước (giải hạng Nhất quốc gia).
2 năm xuất ngoại không thành khiến Công Phượng trở thành tâm điểm trên mạng xã hội bởi những trò đùa, lời mỉa mai từ dư luận. Công Phượng gần như trở thành "biểu tượng" pha cà phê, bán gà rán, thay vì dấu ấn chuyên môn. Lý do bởi anh thường xuyên xuất hiện quảng cáo cho những mặt hàng trên.
Không phủ nhận trong những năm gần đây, sự nghiệp của cựu tiền đạo sinh năm 1995. Dấu ấn anh để lại là về mặt truyền thông, khi nhiều lần xuất hiện trên poster của đội bóng và áp phích quảng cáo. Nhưng đó không phải là lý do để một cầu thủ đã có nhiều năm cống hiến cho bóng đá Việt Nam bị người dùng mạng xã hội biến anh thành trò cười. Những thú vui trên mạng này nếu không được cảnh báo lâu dần sẽ thành “bạo lực mạng” ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các cầu thủ.
Công Phượng nói gì khi bị chế giễu?
Trước những lời tiêu cực, trêu đùa trên mạng, Công Phượng cho biết:
"Tôi không dùng Facebook nên không đọc được những thứ đó. Hơn nữa tôi thấy trên mạng mọi người có thể nói này nói kia nhưng mà khi gặp tôi ngoài đời người ta lại không dám nói.
Tôi nghĩ đó là vấn đề rất bình thường của xã hội. Không hẳn chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đều vậy. Bản thân mình phải chấp nhận điều đó, phải tập trung làm việc cho những mục tiêu mà mình đặt ra”.
Hoặc