Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm nay, ngành thủy sản đặt mục tiêu trọng tâm là đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại mức 10 tỷ USD, trong bối cảnh lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản.
Ngành thủy sản Việt Nam đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành tích ấn tượng là 10 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Các mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ đóng góp phần lớn vào thành công này.
Cụ thể, tôm đạt 4 tỷ USD; cá tra 2 tỷ USD; cá ngừ 1 tỷ USD; cá khác 1,9 tỷ USD; mực, bạch tuộc 662 triệu USD; cua ghẹ và giáp xác khác 335 triệu USD; nhuyễn thể có vỏ 215 triệu USD; nhuyễn thể khác 14,5 triệu USD.
Thông tin từ Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, xuất khẩu tôm và cá tra đều có kết quả tích cực nhờ sự hồi phục về nhu cầu và giá tại các thị trường Mỹ, Trung Quốc cùng với thế mạnh sản phẩm giá trị gia tăng tại các thị trường khác như Nhật Bản, Australia… Sự hồi phục và bứt phá của các thị trường nhập khẩu chính, nhất là Mỹ, Trung Quốc đã thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng qua và những tháng cuối năm.
Về thị trường, Trung Quốc - HongKong là thị trường có mức tăng trưởng ấn tượng. Trong 11 tháng năm 2024, thị trường này đã nhập khẩu 1,7 tỷ USD mặt hàng này của Việt Nam, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, thị trường Mỹ cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực 21% trong tháng 11, đạt 1,67 tỷ USD sau 11 tháng.
Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho hay, dự kiến xuất khẩu nông sản của nước dự báo sẽ thiết lập mốc 62 tỷ USD, thặng dư thương mại ở mức tăng cao, trong đó có đóng góp của lĩnh vực thủy sản.
Về triển vọng của ngành thủy sản, Thứ trưởng cho biết, ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua mốc 10 tỷ USD trong năm 2025, và tiến tới mục tiêu 11 tỷ USD, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu được cải thiện và thị trường xuất khẩu được mở rộng.
Ông cũng cho biết, đối với mở rộng thị trường xuất khẩu, ngoài các thị trường Mỹ, Trung Quốc, Nhật, EU thì cần tập trung phát triển xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đi các thị trường Halal, Trung Đông.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP thông tin, để xuất khẩu các lô hàng thuỷ sản tới thị trường lớn, ngoài những quy định của thị trường bắt buộc phải tuân thủ thì bây giờ cần có thêm các chứng nhận bền vững, mà các yêu cầu này là của hầu hết người mua hàng, giới bán lẻ.
Ngoài ra, các chuỗi cung ứng phải có trách nhiệm tự chuẩn bị, mà liên quan nhiều nhất là yêu cầu phát triển bền vững về ESG (môi trường, xã hội, quản trị), vì vậy các doanh nghiệp phải tự nhận thức được vấn đề này và phải thay đổi để thích ứng…
Theo Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đến năm 2030, phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.
Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới, đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.
Hoặc