![]() |
Trong ngày VN-Index vượt đỉnh lịch sử, khối tài sản ròng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã chạm mốc 3,2 tỷ USD. Ảnh: Forbes. |
Việt Nam có thêm cá nhân sở hữu 3,2 tỷ USD trong ngày VN-Index phá đỉnh lịch sử
VN-Index tăng cao nhất lịch sử, tiền 'cuồn cuộn' đổ vào chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa thiết lập mức cao kỷ lục mới sau khi chỉ số VN-Index vượt qua mốc đóng cửa 1.528,57 điểm trong phiên 25/7. Với tâm lý hưng phấn từ nhà đầu tư, VN-Index dễ dàng mở cửa trong sắc xanh.
Trong phiên sáng, áp lực chốt lời gây ra một chút khó khăn cho đà đi lên của chỉ số. Có thời điểm, VN-Index bị thu hẹp gần hết thành quả và bị đẩy lùi về gần tham chiếu.
Tuy nhiên, sự đồng thuận của dòng tiền phe mua trong phiên chiều đã giúp VN-Index lấy lại động lực và leo dốc mạnh mẽ. Việc dòng tiền chốt lời hạ nhiệt vào cuối phiên cũng giúp nhịp tăng của chỉ số thuận lợi hơn.
VN-Index có đỉnh lịch sử mới
Kết phiên, VN-Index tăng 10,11 điểm (+0,7%) lên 1.531,13 điểm, mức đóng cửa cao nhất từ trước đến nay; HNX-Index tăng 3,89 điểm (+1,6%) lên 254,56 điểm; UPCoM-Index tăng 0,84 điểm (+0,8%) lên 106 điểm.
Dòng tiền tiếp tục đổ cuồn cuộn vào thị trường, qua đó nâng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn lên gần 42.000 tỷ đồng.
Trên bảng điện tử, sắc xanh chiếm ưu thế hoàn toàn. Toàn thị trường ghi nhận 564 mã tăng (gồm 58 mã tăng trần), 693 mã giữ tham chiếu và 347 mã giảm (gồm 22 mã giảm sàn).
Trong khi đó, rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 phân hóa với 13 mã tăng (gồm VJC tăng trần), 4 mã đứng giá và 13 mã giảm. Dẫu vậy, sự vượt trội về biên độ của các mã tăng vẫn giúp chỉ số đại diện rổ tăng 8 điểm và tiến lên mốc 1.669 điểm.
![]() |
VN-Index đã tăng 20% trong năm nay. Ảnh: TradingView. |
Động lực kéo VN-Index lên cao hôm nay tập trung chủ yếu tại các mã đầu ngành như VHM (+1,9%), VJC (tăng trần), VPB (+2,3%), SSI (+6,3%), GEX (tăng trần), VIX (tăng trần), HDB (+2,4%), VND (tăng trần), SSB (+3,8%) và ACB (+1,7%).
Trong khi đó, cổ phiếu VIC (-1,6%) dẫn đầu nhóm cản bước thị trường gồm hàng loạt bluechip như GVR (-1,4%), VNM (-0,8%), GAS (-0,6%), VCB (-0,2%), LPB (-0,7%), VPL (-0,5%), VRE (-1%), FPT (-0,4%) và CTG (-0,2%).
Khối ngoại tiếp tục giao dịch thận trọng khi bán ròng hơn 60 tỷ đồng, chủ yếu tại các mã HPG (-457 tỷ đồng), FPT (-222 tỷ đồng), MSN (-124 tỷ đồng), VHC (-112 tỷ đồng).
Trái lại, nhóm này gom SSI (+403 tỷ đồng), VPB (+225 tỷ đồng), VCG (+159 tỷ đồng).
Tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lập kỷ lục
Hệ sinh thái doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tiếp tục trở thành nhân tố dẫn dắt VN-Index đi lên hôm nay.
Trong đó, cổ phiếu VJC của hãng hàng không Vietjet đã tăng lên mốc 121.900 đồng/cổ phiếu, cao nhất 3 năm qua, vốn hóa của công ty qua đó mở rộng lên hơn 66.000 tỷ đồng. Tính từ đầu năm đến nay, thị giá VJC đã tăng 22%.
Một cổ phiếu khác nằm trong hệ sinh thái của vị nữ tỷ phú này là HDB (HDBank) cũng được giao dịch sôi nổi trong tuần này. Hiện mã chứng khoán này đang tạm dừng ở mốc 28.250 đồng/cổ phiếu, cũng là mức cao nhất từ khi niêm yết.
Trước diễn biến tích cực của cổ phiếu VJC và HDB, giá trị tài sản ròng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng ghi nhận mức tăng đáng kể.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet Air, hiện là tỷ phú giàu thứ 2 Việt Nam, chỉ sau ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Forbes. |
Bà Thảo hiện trực tiếp sở hữu 47,47 triệu cổ phiếu VJC và gián tiếp nắm giữ gần 155 triệu cổ phiếu thông qua Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Tổng cộng, lượng cổ phiếu VJC mà bà Thảo nắm giữ vào khoảng 202,4 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị thị trường hơn 24.600 tỷ đồng, tăng 1.600 tỷ so với phiên liền trước.
Tại HDBank, bà Thảo cũng sở hữu trực tiếp 130,7 triệu cổ phiếu, tương đương 3,74% vốn ngân hàng, giá trị tài sản tương đương gần 3.700 tỷ đồng.
Theo cập nhật từ Forbes, khối tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng thêm 260 triệu USD chỉ trong một ngày, lên mức 3,2 tỷ USD. Đây là giá trị tài sản ròng cao nhất mà bà Thảo từng ghi nhận được, đồng thời đưa nữ Chủ tịch Vietjet Air trở thành người Việt Nam thứ 2 sở hữu khối tài sản giá trị này, sau ông Phạm Nhật Vượng.
Bà hiện là người phụ nữ giàu nhất Việt Nam, xếp thứ 1.218 trên thế giới và nằm trong nhóm 5 nữ doanh nhân giàu nhất Đông Nam Á.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Hoặc