
Theo dữ liệu mới nhất của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Việt Nam có trữ lượng kho báu bô xít lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Guinea), với khoảng 5,8 tỷ tấn, gấp 8 lần Trung Quốc (710 triệu tấn); 12 lần Nga (480 triệu tấn); 290 lần Mỹ (20 triệu tấn).
Bô xít là một loại quặng nhôm. Theo đó, từ bô xít có thể tách ra alumin, nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân. Quá trình sản xuất nhôm từ quặng bô xít trải qua 2 công đoạn quan trọng, đo slaf sản xuất alumin và điện phân alumin thành nhôm (Al). Trên thế giới, hiện không nhiều quốc gia sở hữu loại tài nguyên này. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có trữ lượng lớn nhất về bô xít.
Tại Việt Nam, Đắk Nông đứng đầu cả nước về trữ lượng bô xít. Theo Phó Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam, Đắk Nông là tỉnh có tiềm năng rất lớn về quặng bô xít, với trữ lượng bô xít ước khoảng 1,8 tỷ tấn quặng tinh, tương đương 4,2 tỷ tấn quặng nguyên khai và hàm lượng nhôm đạt trên 40%. Hiện nay, quặng bô xít đang chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên của Đắk Nông, chiếm hơn 57% trữ lượng cả nước.
Tỉnh nắm giữ nhiều kho báu nhất Việt Nam vừa kiến nghị gì?

Trữ lượng bô xít hiện nằm trên 1/3 diện tích đất tự nhiên của Đắk Nông. Ảnh: HT
Trên thực tế, trong thời gian tới, 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông sẽ hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới mang tên Lâm Đồng. Trung tâm chính trị - hành chính dự kiến sẽ được đặt tại TP Đà Lạt. Như vậy, sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích hơn 24.233 km2, lớn nhất cả nước với địa bàn rộng, và có địa hình trải dài từ cao nguyên đến ven biển.
Đặc biệt, sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ sở hữu 'kho báu' lớn nhất cả nước, với nhiều loại khoáng sản quý hiếm như bô xít, titan… Theo thống kê, tỉnh Lâm Đồng hiện nay có trên 1 tỷ tấn bô xít, 380 điểm quặng kim loại và phi kim loại, 7 điểm saphia và 38 mỏ nước khoáng. Tỉnh Đắk Nông hiện sở hữu khoảng gần 1,8 tỷ tấn bô xút, chiếm hơn 57% tổng trữ lượng bô xít toàn quốc.
Trong khi đó, tỉnh Bình Thuận cũng có mỏ titan lớn, với trữ lượng khoảng 599 triệu tấn titan sa khoáng (chiếm 92% cả nước) và nhiều mỏ cát thủy tinh, vàng, bentonit, zircon, thiếc và nước khoáng bicarbonat. Ngoài ra, tại vùng ngoài khơi Bình Thuận còn có nhiều mỏ dầu khí lớn như Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng và Rạng Đông đang được khai thác, với ản lượng cao. Hiện nay, Chính phủ cũng định hướng xây dựng nơi đây trở thành trung tâm dự trữ dầu khí quốc gia trong tương lai.
Dựa trên thực tế trên, tỉnh Lâm Đồng mới đây đưa ra kiến nghị được phép giữ lại tối thiểu 50% nguồn thu từ khoáng sản, năng lượng nhằm tái đầu tư vào hạ tầng giao thông, công nghệ, y tế và giáo dục. Đây cũng được coi là cơ chế tài chính đặc thù để tạo đà cho địa phương phát triển nhanh, bền vững.
Bên cạnh đó, để khai thác hiệu quả tiềm năng sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương ưu tiên đầu tư hạ tầng, đồng thời có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, cơ chế phân cấp quản lý phù hợp với đặc điểm vùng miền, từ đó tạo điều kiện để phát triển đồng bộ và hài hòa. Cụ thể, tỉnh đề xuất bố trí nguồn lực để cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ huyết mạch, chẳng hạn như quốc lộ 20, quốc lộ 27, quốc lộ 28 và 28B, quốc lộ 55, để kết nối các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cho rằng cần ưu tiên đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án cao tốc, bao gồm: Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (trục Bắc - Nam), cao tốc Nha Trang - Đà Lạt và cao tốc Bình Thuận - Đắk Nông (trục Đông - Tây). Khi những tuyến cao tốc này hoàn thiện, không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn giúp mở rộng không gian phát triển, hình thành hành lang kinh tế chiến lược kết nối Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ.
Tỉnh Lâm Đồng còn đề xuất đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, phục vụ chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử. Theo tỉnh này, trong điều kiện có tới 124 xã và địa hình phân tán, việc phát triển hạ tầng số là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân
Như vậy, nếu được Trung ương đồng thuận các kiến nghị trên, tỉnh Lâm Đồng sau sáp nhập sẽ có cơ hội trở thành trung tâm khoáng sản và năng lượng của quốc gia. Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng mới còn trở thành mô hình phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số và đô thị thông minh ở Tây Nguyên, đóng góp lớn hơn cho ngân sách quốc gia.
Hoặc