Rửa bát - việc tưởng chừng như đơn giản, bình thường lại có thể trở thành “nguồn phát tán độc tố” nếu duy trì những thói quen sai lầm.
1. Không rửa bát ngay sau khi ăn
Ngâm bát trong bồn rửa từ đêm tới sáng tưởng như sẽ giúp bạn rửa bát dễ dàng và sạch sẽ hơn nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là do thức ăn thừa để trên bát đĩa càng lâu thì bát đĩa càng dễ bị khô. Cặn thức ăn khô sẽ bám vào bề mặt đồ dùng ăn uống như những vết bẩn cứng đầu, khiến việc vệ sinh sau đó trở nên cực kỳ khó khăn và tốn nhiều thời gian, lãng phí nước và công sức hơn.

Ảnh: Sohu
Hơn nữa, ngâm bát đũa lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Một lượng lớn vi khuẩn sẽ sinh sôi trên đồ dùng ăn uống, tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến vệ sinh đồ dùng ăn uống và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
2. Pha loãng nước rửa bát rồi mới rửa
Nghe có vẻ tiện lợi nhưng điều này khiến nước rửa bát khó có thể phát huy tác dụng làm sạch của mình.
Thay vào đó, hãy cho nước rửa bát trực tiếp vào miếng giẻ rửa bát hay miếng bọt biển rồi tạo bọt bằng cách chà xát, bóp miếng rửa bát nhiều lần. Ưu điểm của việc này là cho phép chất tẩy rửa tác động tập trung hơn vào các khu vực có dầu, mỡ do đó cải thiện hiệu quả làm sạch. Đồng thời, nó cũng có thể ngăn chặn chất tẩy rửa bị pha quá loãng trong nước, dẫn đến hiệu quả làm sạch không đủ.

Ảnh: epochtimes
3. Chỉ tráng bát bằng một chậu nước sạch
Phương pháp này không thể giúp loại bỏ được hoàn toàn chất tẩy rửa và cặn thức ăn trên bát đĩa.
Cách tốt nhất là tráng bát đĩa nhiều lần dưới vòi nước chảy liên tục. Chỉ bằng cách này bạn mới có thể loại bỏ được hoàn toàn cặn nước rửa bát cũng như cặn thức ăn còn sót lại. Chất tẩy rửa còn sót lại có thể gây dị ứng da và các vấn đề khác, theo thời gian cũng có thể gây ra tác động xấu đến hệ tiêu hóa của con người.

Ảnh: The Paper
4. Lau khô bát đĩa bằng một chiếc khăn dùng lại nhiều lần
Mặc dù mục đích của thói quen này là tốt nhưng cách thực hiện lại không đúng.
Về nguyên tắc, khi bát đĩa khô hoàn toàn mới được cất. Nếu gia đình không sử dụng các loại máy sấy bát đĩa thì nên để bát đĩa khô tự nhiên bằng cách dựng nghiêng - điều này cho phép không khí lưu thông tự do quanh bát đĩa, đẩy nhanh quá trình bốc hơi độ ẩm và giảm khả năng phát triển của vi khuẩn.

Ảnh: Sohu
Đồng thời, việc sấy khô tự nhiên cũng có thể tránh được tình trạng trầy xước bề mặt bát đĩa ăn do lau chùi. Nhiều loại vi khuẩn có hại như Escherichia coli và Staphylococcus aureus có thể sinh sôi trên miếng giẻ lau bát ẩm ướt, sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần. Thậm chí còn tăng nguy cơ lây nhiễm chéo, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người và gây bệnh trong lần sử dụng tiếp theo.
5. Dùng chung một miếng giẻ rửa bát để vệ sinh bếp
Dùng cùng một miếng giẻ rửa bát để vệ sinh bồn rửa, lau chùi bếp, vệ sinh máy hút mùi,... là thói quen nguy hiểm cho sức khỏe. Thói quen này dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo, khiến dụng cụ rửa bát đĩa bị nhiễm nhiều loại bụi bẩn và vi khuẩn.
Thay vào đó, nên sử dụng các công cụ vệ sinh khác nhau. Ví dụ, không nên dùng khăn lau bàn để lau bát đĩa hoặc lau bếp. Điều này có thể ngăn ngừa hiệu quả sự lây lan của vi khuẩn từ các khu vực khác nhau và đảm bảo sự sạch sẽ và vệ sinh của đồ dùng ăn uống.
Nguồn: Sohu
Hoặc