Cậu bé 4 tuổi đã khổ sở vì tiểu đường, người mẹ òa khóc nức nở sau khi bác sĩ nói 1 câu: “Tất cả tại gia đình”

Admin

28/05/2025 12:14

Nhiều năm qua, người mẹ không ngừng dằn vặt vì sự thiếu hiểu biết, chiều con sai cách của mình đã khiến con trai phải chung sống với tiểu đường từ năm 4 tuổi.

Thông tin một cậu bé Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi mới 4 tuổi, suốt 9 năm qua phải tiêm insulin một ngày 4 lần, không dùng thuốc thì không ngủ được khiến không ít người xót xa.

Theo chia sẻ của mẹ cậu, từ khi 4 tuổi cậu có những dấu hiệu như hay đói, tiểu nhiều, lúc nào cũng kêu khát nước và mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây dù đánh răng kỹ. Sau khi đi kiểm tra, phát hiện cậu bé mắc tiểu đường tuýp 1 khiến cả gia đình sốc nặng. Càng ngỡ ngàng hơn khi bác sĩ nói “tất cả tại gia đình” mới khiến cậu bé ra nông nỗi đó.

Cậu bé 4 tuổi đã khổ sở vì tiểu đường, người mẹ òa khóc nức nở sau khi bác sĩ nói 1 câu: “Tất cả tại gia đình”- Ảnh 1.

Ảnh nhân vật

Hóa ra, gia đình cậu bé vốn có tiền sử bệnh này, từ ông nội tới bố và chú đều mắc tiểu đường tuýp 1. Nhưng cả mẹ lẫn bà ngoại đều chủ quan, cho rằng tiểu đường không di truyền và đó là “bệnh người lớn”. Thêm nữa, cậu bé có chế độ ăn uống quá nhiều đồ ngọt ngay từ khi còn nhỏ. Kể từ sau khi bố mẹ ly hôn, cậu bé ở với bà ngoại. Thấy cháu mê nước ngọt có ga và bánh ngọt nên bà để cháu ăn, uống như vậy mỗi ngày. Người mẹ bận công việc ít khi về thăm con, thấy con yêu thích món gì đều gửi tiền để mua, không mảy may lo lắng khi con uống nước ngọt có ga thay nước lọc mấy năm trời.

Hãy cẩn trọng các yếu tố nguy cơ cao của bệnh tiểu đường!

Bác sĩ điều trị của cậu bé cho biết, không ít người tưởng rằng tiểu đường là bệnh không di truyền giống như gia đình cậu bé này. Nhưng thực tế, tiểu đường tuýp 1 có yếu tố di truyền mạnh mẽ. Tiểu đường tuýp 1 xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, thường do sự kết hợp của gen di truyền và các yếu tố môi trường như chế độ ăn nhiều đường hoặc nhiễm trùng.

Trẻ mang gen nguy cơ dễ phát bệnh sớm nếu tiếp xúc với các tác nhân kích hoạt, như tiêu thụ thực phẩm giàu đường. Dù di truyền không thể thay đổi, kiểm soát chế độ ăn và lối sống có thể giúp giảm nguy cơ hoặc trì hoãn khởi phát bệnh. Tuy nhiên, cậu bé này vừa có gen di truyền vừa ăn uống không lành mạnh nên khó tránh khỏi mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Bởi vì nước ngọt có ga chứa lượng lớn fructose, làm tăng đường huyết nhanh chóng, gây áp lực lên tuyến tụy. Ở trẻ em, hệ chuyển hóa còn non nớt, việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên có thể làm rối loạn chuyển hóa glucose, thúc đẩy kháng insulin, và làm trầm trọng bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những trẻ có tiền sử gia đình. Ngoài ra, bác sĩ cũng nhắc nhở rằng nước ngọt thiếu dinh dưỡng, góp phần gây béo phì - yếu tố nguy cơ cho tiểu đường tuýp 2. Với trẻ em, tiểu đường dù tuýp 1 hay tuýp 2 đều có tác hại lâu dài nghiêm trọng hơn, có thể gây tổn thương thận, mắt, hoặc thần kinh nếu bệnh không được kiểm soát.

Cậu bé 4 tuổi đã khổ sở vì tiểu đường, người mẹ òa khóc nức nở sau khi bác sĩ nói 1 câu: “Tất cả tại gia đình”- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trường hợp của cậu bé được chính người nhà chia sẻ với mong muốn gửi đi lời cảnh báo về trách nhiệm bảo vệ sức khỏe trẻ em và không chủ quan với các bệnh di truyền. Bác sĩ cũng nhắc nhở rằng dù tiền sử gia đình là yếu tố không thể thay đổi, lối sống lành mạnh có thể giúp kiểm soát hoặc giảm nguy cơ tiểu đường. Vì vậy, dù có tiền sử di truyền hay không cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh, vận động đều đặn, theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ. Ngay khi có các dấu hiệu bất thường, cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế chứ đừng chủ quan.

Nguồn và ảnh: The Paper, NetEase Health