Tôi tên Chu Húc Vi, 55 tuổi, đang làm bảo vệ cho một công ty. Buổi chiều cách đây vài ngày, tôi lái xe đến một khách sạn khá cao cấp ở trung tâm thành phố để tham dự họp lớp. Để không gây chú ý, tôi đã mặc quần áo giản dị đến bữa tiệc.
Vừa vào đến cửa, tôi nhìn thấy một vài gương mặt bạn học quen thuộc. Trong đám đông, tôi nhìn thấy Lý Giai Hào - một bạn cũ với sở thích khoe khoang. Lần này, anh ta lại xuất hiện nổi bật với quần áo hàng hiệu và đồng hồ đắt tiền trên tay.
Lý Giai Hào chủ động tiến đến gần, bắt tay và nói chuyện cùng tôi. "Đã lâu không gặp", tôi mỉm cười với anh ta. Sau đó, tôi và Lý Giai Hào cùng tiến vào bàn tiệc.
Sau khi bữa tiệc bắt đầu, bầu không khí nhanh chóng trở nên sôi nổi. Đã rất lâu rồi tôi không tham dự họp lớp, nên tôi rất vui khi được hội ngộ cùng bạn học cũ. Nhiều bạn học tiến đến chào hỏi tôi, còn nói cảm ơn vì ngày trước nhờ tôi giúp đỡ dạy kèm nên họ mới có thể đỗ đại học. Nghe lời của mọi người, lòng tôi dần trở nên ấm áp. Tôi nghĩ thầm, dường như sau ngần ấy năm, tình cảm bạn bè của chúng tôi đã không bị lãng quên.
Tuy nhiên, bầu không khí vui vẻ của bữa tiệc không kéo dài được bao lâu. Sau vài ba chén rượu, Lý Giai Hào tiến đến chỗ tôi và hỏi: "Này anh Chu, tôi nghe nói giờ anh đang làm việc cho một công ty nhỏ. Anh kiếm được bao nhiêu tiền thế?".
Tôi mỉm cười và nói rằng tôi chỉ kiếm được 2.000 NDT/tháng (~7 triệu đồng). Tiếp sau, Lý Giai Hào buông lời mỉa mai tôi: "Ôi bạn học Chu, hồi đó cậu là học sinh đứng đầu lớp chúng ta. Sao giờ cậu lại thành ra thế này. Công ty chúng tôi trả lương thực tập sinh cao hơn cậu đó".
Lần này, tôi không còn muốn nói chuyện với Lý Giai Hào nên chọn cách im lặng và uống trà. Nhưng Lý Giai Hào dường như không có ý định bỏ qua cho tôi. Anh ta quay sang người khác và nói: "Lão Chu à, tôi nghe nói anh đang sống ở ngoại ô thành phố và không mua được nhà. Thật đáng tiếc quá. Anh có cần tôi giúp đỡ hay không?".
Lúc này, Trương Nghị, một người hay gây sự với tôi từ thời đi học cũng nói chen vào: "Lão Chu, mấy năm nay cậu sống thế nào? Tôi nhớ khi đi học, thành tích của cậu khá tốt. Tại sao bây giờ...".
Một người bạn thân khác của Lý Giai Hào cũng lên tiếng: "Lão Chu, anh có muốn đến công ty tôi làm việc không? Tuy chỉ là công việc tay chân nhưng lương chắc chắn sẽ cao hơn công việc anh đang làm".
Tôi nhìn quanh, phát hiện thái độ của nhiều bạn học nhìn tôi đã thay đổi. Có người thương xót, nhưng cũng có người không giấu nổi chút khinh thường, cùng giễu cợt.
Trước tình huống này, tôi vẫn chọn im lặng. Không phải vì tôi không có gì để nói mà vì tôi quá lười tranh luận với họ.
Kết thúc bữa tiệc, chúng tôi cùng nhau ra về, Lúc này, một người bước xuống từ chiếc xe sang trọng, tiến về phía tôi. Đó là con trai tôi - Chu Cát Minh, đang đến đón tôi.
- "Chu Cát Minh, sao con lại đến đây?", tôi ngạc nhiên hỏi con trai.
- "Hôm nay con đi mua xe ô tô mới gần đây, nên tiện đường qua đón bố", con trai nói với tôi.
Lúc này, tôi quay sang giới thiệu con trai với các bạn cùng lớp. Sau đó, tôi và con nhanh chóng ra về. Trước khi đi, tôi nhìn thấy ánh mắt kinh ngạc của những người bạn học từng mỉa mai tôi trong buổi họp lớp ngày hôm nay. Quả thật, gia đình tôi không nghèo khó như mọi người lầm tưởng. Con trai tôi làm chủ tịch ở một công ty lớn, và có rất nhiều tài sản có giá trị. Tuy nhiên, tôi không bao giờ muốn khoe khoang vì hiểu bản chất con người có thể biến đổi như thế nào trước sức mạnh của đồng tiền.
Quãng thời gian ngồi ở trên xe, tôi kể lại câu chuyện đã gặp phải ở buổi họp lớp. Sau đó, tôi nói với con: "Cát Minh, hãy nhớ, đừng bao giờ coi thường bất kỳ ai. Những gì con thấy ngày hôm nay chỉ là bộ mặt xấu xí nhất của bản chất con người. Sở dĩ những người đó cười nhạo bố vì nghĩ rằng họ tốt hơn bố, và họ có thể lấy được niềm vui bằng cách hạ thấp người khác".
"Tại sao bố không nói cho họ sự thật?", con trai hỏi.
Tôi tiếp lời: "Việc bố có tiền hay không có tiền, thành công hay thất bại, thật ra đều không quan trọng. Điều quan trọng là dù người khác thế nào, chúng ta cũng không được phán xét và thiếu tôn trọng anh ta
Cát Minh, hãy nhớ rằng, một người thực sự giỏi thì không cần phải chứng tỏ với bất kỳ ai. Giá trị của chúng ta không được quyết định bằng việc ta có bao nhiêu tiền, hay được định giá bằng đôi mắt của nười khác".
Con trai gật đầu đồng tình với tôi. Lúc này trên đường về nhà tôi càng thấm thía một câu nói: Một người bạn thực sự sẽ không thay đổi thái độ vì hoàn cảnh của ta. Còn những người coi thường vì hoàn cảnh của ta thì không đáng để ta giải thích và dành tôn trọng cho họ.
Theo Toutiao
Hoặc