Ngày 28/11, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã phê chuẩn chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Nguyễn Văn Thắng nhiệm kỳ 2021-2026. Ông Nguyễn Văn Thắng là Bộ trưởng thứ 16 của Bộ Tài chính.
Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1973, tại Thành phố Hà Nội. Ông là Tiến sĩ Kinh tế, Cử nhân kinh tế ngành Tài chính - Tín dụng, Cử nhân tiếng Anh; Lý luận chính trị: Cao cấp. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, đại biểu Quốc hội 2 khóa (XIV, XV).
Tháng 10/2020, ông Nguyễn Văn Thắng được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giới thiệu bầu làm Bí thư tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025; đồng thời, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ngày 15/10/2020, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.
Ngày 21/10/2022, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải nhiệm kỳ 2021-2026 cho đến nay. Chiều 28/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 – 2026.
2. Quốc hội thông qua 1 Luật sửa 9 Luật liên quan đến lĩnh vực tài chínhTại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính (1 luật sửa 9 luật) do Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo.
Luật vừa được thông qua quy định tăng mức xử phạt hành chính trong vi phạm về lĩnh vực kiểm toán độc lập. Cụ thể, mức phạt tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập tối đa là 2 tỷ đồng đối với tổ chức; 1 tỷ đồng đối với cá nhân. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 5 năm.
Đặc biệt, Luật sửa 9 luật được thông qua đã có quy định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân theo quy định được tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng đối với trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
3. Lần đầu tiên, số thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỷ đồngTổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1,73 triệu tỷ đồng, vượt 16,5% dự toán. Với mức tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023, đây là năm đầu tiên số thu ngành thuế quản lý vượt mốc trên 1,7 triệu tỷ đồng.
Như vậy, tính từ năm 2021 đến hết năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt khoảng 7,2 triệu tỷ đồng, đạt 86,5% so mục tiêu giai đoạn 2021-2025 là 8,3 triệu tỷ đồng. Trong đó tổng thu ngân sách Nhà nước do cơ quan thuế quản lý lũy kế giai đoạn 2021 - 2024 ước đạt khoảng 6,1 triệu tỷ đồng, bằng 119% so với dự toán, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn khoảng 8,6%/năm.
4. 3,7 triệu lượt người được miễn giảm, gia hạn thuế phíNăm 2024, Bộ Tài chính đã thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Quy mô hỗ trợ khoảng 191.000 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là khoảng 95.000 tỷ đồng. Số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm khoảng 96.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn 2021-2024, ngành Thuế đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn cho gần 3,7 triệu lượt người nộp thuế với 8 loại thuế và 36 loại phí với tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã thực hiện miễn giảm, gia hạn khoảng gần 730.000 tỷ đồng.
Chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí... đã giảm gánh nặng tài chính, kích hoạt nội lực sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, tạo động lực hồi phục và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến thu ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo "mục tiêu kép" vừa triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ về tài khóa của Nhà nước cho doanh nghiệp và người dân, vừa góp phần đảm bảo mục tiêu kế hoạch thu ngân sách trong giai đoạn 2021-2025.
5. Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)Chiều 26/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) với một số nội dung nổi bật như:
Nâng ngưỡng doanh thu không chịu thuế lên mức 200 triệu đồng/năm. Theo đó, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 200 triệu đồng trở xuống không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Quy định thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản để góp phần tránh hiệu ứng tăng giá thành sản phẩm, tạo thuận lợi cho ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hỗ trợ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.
Bỏ quy định cho phép không nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra, nhưng lại được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với nông sản chưa chế biến hoặc sơ chế ở khâu thương mại để bảo đảm nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng là chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi đầu ra thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
Cho phép hoàn thuế đối với cơ sở sản xuất, cung ứng cả dịch vụ chịu thuế 5% và 10%.
6. Kiểm soát lạm phát hiệu quảVới vai trò là Thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, linh hoạt với các bộ, ngành chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm cũng như từng thời kỳ trong năm kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp để kiểm soát lạm phát.
Bình quân 11 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,69%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
7. Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử vượt mốc 100.000 tỷ đồngLũy kế 11 tháng năm 2024, số thuế các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã nộp khoảng 108.000 tỷ đồng, tăng 22% so với số thuế bình quân 11 tháng năm 2023.
Đến cuối tháng 11/2024, đã có 116 nhà cung cấp nước ngoài như Google, Meta, Netflix, TikTok… đăng ký, khai và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài. Tính riêng trong năm 2024 thu 8.687 tỷ đồng khai trực tiếp qua Cổng, tăng 26% so với số thu cùng kỳ năm 2023.
Vào tháng 11/2024, Tổng cục Thuế đã áp dụng thí điểm ứng dụng Trợ lý ảo (Chatbot) hỗ trợ người nộp thuế tại Cục Thuế Thành phố Hà Nội nhằm tăng cường công tác cải cách hành chính thuế, nâng cao chất lượng phục vụ người nộp thuế.
Chỉ sau một tháng cho ra mắt, ứng dụng Trợ lý ảo hỗ trợ NNT đã có gần 30.000 lượt hỏi/đáp trả lời NNT, từ đó góp phần nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của NNT.
Trong năm 2024, xuất hoá đơn điện tử cũng được triển khai mạnh mẽ. Lũy kế tính đến cuối tháng 11/2024, cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 11 tỷ hóa đơn; trong đó 2,68 tỷ hóa đơn có mã, hơn 7,22 tỷ hóa đơn không mã, hơn 2,04 triệu hóa đơn theo lần phát sinh và hơn 1,13 tỷ hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.
9. Kiểm soát bội chi và nợ công Chính phủChiều 13/11/2024, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị tổng số thu ngân sách Trung ương năm 2025 là 1,02 triệu tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 946.675 tỷ đồng. Sử dụng 60.000 tỷ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và 50.619 tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.
Tổng số chi ngân sách Trung ương năm 2025 được quyết nghị là 1,52 triệu tỷ đồng. Trong đó: dự toán 248.786 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, dự toán bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương (đã bao gồm số bổ sung 14.434,4 tỷ đồng để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2025 không thấp hơn dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2023).
Hoặc