Nhận định đầu tư
Chứng khoán Vietcombank (VCBS): Nhịp rung lắc điều chỉnh trong phiên hôm 4/9 có thể được lý giải là do tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi diễn biến của các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới, tuy nhiên dòng tiền bắt đáy tương đối hạn chế có thể là một chỉ báo về tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì tỉ trọng cổ phiếu trong danh mục và nên kiên nhẫn chờ đợi thêm các tín hiệu hồi phục từ thị trường trước khi cân nhắc đến việc giải ngân gia tăng thêm đối với các cổ phiếu mục tiêu đã có trong danh mục.
Chứng khoán Asean (Aseansc): Thị trường mở gap giảm điểm mạnh ngay từ đầu phiên 4/9 sau thông tin tiêu cực từ PMI tháng 8 tại thị trường Mỹ tối hôm 3/9 gia tăng rủi ro về suy thoái kinh tế của thị trường Mỹ gián tiếp tác động đến diễn biến điều chỉnh của thị trường Việt Nam trong ngắn hạn.
Nhà đầu tư nên duy trì tỉ trọng cổ phiếu trung bình, quan sát chặt chẽ hơn trong giai đoạn này để tìm kiếm cơ hội mới ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt đi kèm các kết quả kinh doanh tích cực.
Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, SHS không khuyến nghị giải ngân mua đuổi khi VN-Index hướng đến vùng giá 1.280 - 1.300 điểm. Do đây không phải là vùng giá hấp dẫn, và VN-Index luôn chịu áp lực điều chỉnh mạnh trước đấy.
Nhà đầu tư ngắn trung hạn duy trì tỉ trọng hợp lý. Có thể xem xét gia tăng, mở rộng danh mục khi chỉ số VN-Index kiểm định vững chắc biên độ dưới 1.250 - 1.255 điểm của kênh tích lũy trung hạn.
Với các trường hợp tỉ trọng thấp, dòng tiền mới vẫn có thể cân nhắc chọn lọc các mã chưa phục hồi nhiều, có vùng giá tương đương VN-Index ở các thời điểm 1.230 - 1.250 điểm trước đây.
Khuyến nghị đầu tư
- ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu): Mua. Giá mục tiêu 1 năm là 31.200 đồng/cổ phiếu, tăng 25,8% so với hiện tại.
Theo SSI Research, vào giai đoạn đầu của quá trình phục hồi kinh tế khi nhiều ngân hàng đang loay hoay tìm cách đối phó với nợ xấu và những rủi ro tiềm tàng từ thị trường bất động sản, ACB nổi bật hơn cả với chất lượng tài sản vượt trội và mức tăng trưởng lợi nhuận tốt.
Ngoài ra, việc sở hữu chi phí vốn thấp cũng giúp ACB chủ động hơn trong việc thu hút khách hàng mới thông qua các gói vay ưu đãi, nhưng vẫn còn dư địa để cải thiện NIM. Với quan điểm kinh doanh nhất quán, SSI cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng sẽ duy trì ổn định với ROE trên 20% trong trung và dài hạn.
SSI dự báo LNTT cho ACB là 22.000 tỷ đồng (tăng 10% so với cùng kỳ) trong năm 2024 và 26 nghìn tỷ đồng (tăng 17,8% so với cùng kỳ) trong năm 2025. NIM dự kiến sẽ cải thiện 2 điểm cơ bản so với cùng kỳ lên 3,93% trong năm 2025 sau khi gần như không đổi ở mức 3,91% trong năm 2024.
Hơn nữa, các hoạt động thu hồi nợ xấu sẽ rõ ràng hơn từ nửa cuối năm 2024 và năm 2025 khi thị trường bất động sản dần phục hồi, từ đó sẽ giúp ACB ổn định chất lượng tài sản. SSI ước tính tỉ lệ nợ xấu của ACB là 1,35% vào cuối năm 2024 và cải thiện lên mức 1,2% trong năm 2025.
- FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT): Chờ mua.
TCBS đánh giá triển vọng của FPT Retail sẽ tiếp tục hồi phục trong nửa cuối năm 2024 khi mảng thuốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cả việc mở mới cửa hàng và hiệu quả kinh doanh.
Dự kiến đến cuối năm 2024, số lượng nhà thuốc của công ty sẽ chạm mốc 1.900 cửa hàng. Đối với mảng điện thoại, công ty đang thực hiện đóng cửa dần các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả, số lượng cửa hàng FPT Shop còn lại khoảng 642 cửa hàng.
Bên cạnh đó, công ty vừa lấn sân sang mảng phân phối điện máy sau hơn 8 tháng thử nghiệm, với 10 cửa hàng đầu tiên chủ yếu tập trung tại khu vực miền Nam.
Hoặc