Nói thật mất lòng: 6 thói quen dùng máy giặt tưởng tiện và sạch hóa ra đang "tiếp tay" cho bệnh tật, ung thư

Admin

22/12/2024 12:13

Máy giặt là thiết bị rất quen thuộc nhưng có bao giờ bạn thắc mắc bản thân, gia đình mình đã dùng nó đúng cách hay chưa?

Máy giặt giúp quá trình giặt giũ tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì không chỉ hại quần áo hay thiết bị mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Sau đây là 6 sai lầm khi dùng máy giặt được bác sĩ gia đình Kono Maki và chuyên gia về vi khuẩn và công nghệ sinh học Masaharu Naruse (Nhật Bản) nhắc nhở:

1. Cho quần áo bẩn/ướt vào máy, không giặt ngay

Nhiều người thường ném quần áo bẩn hoặc ướt vào lồng máy ngay khi thay ra. Theo Masaharu Naruse, điều này khiến quần áo và máy giặt bị vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt nghiêm trọng nếu không giặt ngay mà để lâu, gây lây nhiễm chéo, nguy cơ bệnh phụ khoa hoặc ung thư.

Nói thật mất lòng: 6 thói quen dùng máy giặt tưởng tiện và sạch hóa ra đang

Ảnh minh họa

Ông khuyên nên giặt quần áo ngay sau khi thay ra. Nếu chưa thể, hãy để quần áo vào giỏ thoáng khí, tách riêng đồ lót và đồ ẩm ướt. Quần áo quá bẩn hoặc ướt nên được giặt hoặc phơi khô trước khi cho vào giỏ.

2. Giặt quá ít hoặc quá nhiều quần áo cùng lúc

Kono Maki nhắc nhở, giặt quá ít khiến quần áo cọ xát mạnh, dễ hư hỏng và làm máy mất cân bằng, giảm tuổi thọ động cơ. Trong khi đó, giặt quá nhiều làm lồng giặt quá tải, quần áo không sạch, còn vi khuẩn hoặc hóa chất, gây kích ứng da. Máy giặt hoạt động quá sức cũng dễ hỏng hóc như cháy động cơ. Để bảo vệ cả quần áo và máy giặt, hãy giặt với khối lượng phù hợp theo hướng dẫn nhà sản xuất.

3. Cho quá nhiều bột/nước giặt, nước xả vải

Nói thật mất lòng: 6 thói quen dùng máy giặt tưởng tiện và sạch hóa ra đang

Ảnh minh họa

Masaharu Naruse chỉ ra rằng dùng nhiều bột giặt gây cặn bẩn, không hòa tan hết, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Kono Maki bổ sung, lượng bột giặt/nước giặt dư thừa còn gây kích ứng da, tắc ngăn chứa và mùi khó chịu. Một số nước xả vải không đạt chuẩn còn chứa formaldehyde - chất có nguy cơ gây ung thư. Chỉ nên dùng lượng vừa đủ, đảm bảo nguồn gốc và đo lường cẩn thận để tránh các tác hại này.

4. Không lấy quần áo ra phơi ngay sau khi giặt

Quần áo để lâu dù là trong máy giặt sau khi giặt dễ bị nấm mốc phát triển, gây mùi hôi, bạc màu, hoặc hư hại sợi vải. Theo Kono Maki, môi trường ẩm ướt trong máy giặt còn làm vi khuẩn sinh sôi, khiến quần áo giảm chất lượng và máy giặt nhanh hỏng. Vì vậy ,dù giặt tay hay giặt máy, bạn nên phơi ngay để tránh những nguy cơ này.

5. Đóng kín máy giặt ngay sau khi sử dụng

Masaharu Naruse cảnh báo, việc đậy nắp hay đóng kín máy ngay sau khi giặt giữ ẩm trong lồng giặt, tạo điều kiện cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Điều này khiến quần áo giặt sau dễ hôi và giảm tuổi thọ máy. Nhất là nếu bạn dùng quá nhiều hóa chất khi giặt hoặc giặt với nước ấm. Sau khi sử dụng, hãy mở nắp từ 15 - 30 phút, bật quạt hoặc máy thông gió nếu có để làm khô lồng giặt.

6. Lười vệ sinh máy giặt

Lồng giặt không được vệ sinh thường xuyên tích tụ cặn bẩn, vi khuẩn, và nấm mốc, gây mùi hôi, kích ứng da, hoặc bệnh hô hấp. Một số loại nấm mốc còn tiết ra aflatoxin - chất gây ung thư nếu tiếp xúc lâu dài. Cặn bẩn trong ống thoát nước cũng làm máy giặt hoạt động kém hiệu quả, tăng nguy cơ hỏng hóc.

Nói thật mất lòng: 6 thói quen dùng máy giặt tưởng tiện và sạch hóa ra đang

Ảnh minh họa

Để giữ máy luôn sạch, nên vệ sinh lồng giặt hàng tháng, rửa ngăn chứa bột giặt hàng tuần, xả nước thải và kiểm tra ống thoát định kỳ 2-3 tháng. Kích hoạt chế độ tự làm sạch nếu máy hỗ trợ để duy trì hiệu quả.

Nguồn và ảnh: Good Morning Health, Aboluowang