Radar TPY-4 từ Lockheed Martin: “Mắt thần” canh gác bầu trời phương Bắc

27/09/2024 08:12

“Mắt thần” Radar TPY-4 đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới phòng không và giám sát của Na Uy, do Không quân Hoàng gia Na Uy vận hành, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng.

Cơ quan Vật tư Quốc phòng Na Uy (NDMA) vừa “chốt đơn” mua thêm 3 radar TPY-4 từ gã khổng lồ công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ, theo đó nâng tổng số radar tiên tiến mà quốc gia Bắc Âu này sở hữu lên con số 11, một thông cáo báo chí ra ngày 26/9 cho biết.

Quyết định này được Oslo đưa ra sau khi hệ thống radar đã thành công vượt qua Đánh giá Thiết kế Quan trọng (CDR), xác nhận rằng nó đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt do chương trình quốc phòng của Na Uy đặt ra.

Radar TPY-4, được gọi là “Mắt thần” của NATO ở sườn phía Bắc liên minh, được thiết kế để tăng cường khả năng giám sát không phận và phát hiện nhiều mối đe dọa truyền thống cũng như mới nổi, bao gồm cả các hệ thống máy bay không người lái (UAV/drone) và tên lửa đạn đạo.

Radar TPY-4 từ Lockheed Martin: “Mắt thần” canh gác bầu trời phương Bắc- Ảnh 1.

Radar TPY-4 do Lockheed Martin sản xuất và chuyển giao cho Na Uy, được gọi là “Mắt thần” của NATO ở sườn phía Bắc liên minh. Ảnh: Lockheed Martin

Radar TPY-4 từ Lockheed Martin: “Mắt thần” canh gác bầu trời phương Bắc- Ảnh 2.

Radar TPY-4 do Lockheed Martin sản xuất và chuyển giao cho Na Uy, được gọi là “Mắt thần” của NATO ở sườn phía Bắc liên minh. Ảnh: Lockheed Martin

Radar được báo cáo là có thể hoạt động trong môi trường điện từ cực mạnh, đảm bảo các chức năng hiệu quả bất chấp sự hiện diện của máy gây nhiễu và các nhiễu điện từ khác.

Hệ thống do Lockheed Martin sản xuất tự hào có kiến trúc hệ thống mở để cho phép tích hợp liền mạch các khả năng trong tương lai. TPY-4 có sẵn ở cả biến thể cố định và di động và có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 hoặc trực thăng.

Sau khi được chuyển giao, radar sẽ nâng cao khả năng theo dõi và phân loại các mối đe dọa trên không của Không quân Na Uy, cung cấp nhận thức tình huống quan trọng. “Mắt thần” cũng sẽ đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới phòng không và giám sát của Na Uy, do Không quân Hoàng gia Na Uy vận hành, trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng.

“Radar TPY-4 của Lockheed Martin là thành phần quan trọng trong hệ thống quốc phòng của Na Uy và là lựa chọn phù hợp nhất để hỗ trợ răn đe trên mọi lĩnh vực ở khu vực Bắc Âu. Đơn đặt hàng bổ sung và việc hoàn thành CDR đánh dấu những bước tiến lớn, xác nhận rằng radar của chúng tôi đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của NDMA và đảm bảo an ninh và chủ quyền của Na Uy”, bà Chandra Marshall, Phó chủ tịch phụ trách mảng Hệ thống Radar & Cảm biến tại Lockheed Martin, cho biết.

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Khai hỏa tên lửa tàng hình AGM-158C LRASM từ tiêm kích F-35: “Cặp đôi hoàn hảo”Khai hỏa tên lửa tàng hình AGM-158C LRASM từ tiêm kích F-35: “Cặp đôi hoàn hảo”

Một yếu tố quan trọng trong thành công của radar TPY-4 là mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Lockheed Martin và ngành công nghiệp Na Uy, đặc biệt là với Kongsberg Defence & Aerospace (KDA). Kongsberg đã tham gia rất nhiều vào việc sản xuất Hệ thống điện tử nền tảng (PES).

Bây giờ, khi quá trình đánh giá thiết kế CDR đã hoàn tất, sự chú ý chuyển sang hoàn thiện sản xuất và chuẩn bị cho đợt Thử nghiệm hệ thống nhà máy (FST) đầu tiên, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Ngoài Na Uy, Không quân Hoa Kỳ cũng đã chọn radar TPY-4 cho chương trình Radar tầm xa viễn chinh ba chiều (3DELRR), nơi họ đã hoàn thành thành công thử nghiệm giảm thiểu rủi ro.

Thông số kỹ thuật “Mắt thần” Radar TPY-4

Mô tả chung: Radar di động băng tần L từ 1215-1400 MHz với mảng quét điện tử chủ động (AESA)

Nhà sản xuất: Lockheed Martin (Mỹ)

Chức năng: Giám sát trên không, Phát hiện UAV/drone, Giám sát hàng hải, Vệ tinh

Phạm vi góc phương vị: 0,20 đến 0,25 độ

Băng tần: Băng tần L

Cấu hình: Di động

Triển khai: Trên bộ

Phạm vi độ cao: 6 đến 90 độ (Theo dõi), -6 đến 38 độ (Tìm kiếm)

Tần số: 1215 đến 1400 MHz

Phạm vi hoạt động: 555-1.000 km

Tốc độ quay: 6 vòng/phút

Minh Đức (Theo UK Defence Journal, Defense Post)