Rau chân vịt (còn gọi là rau bina, cải bó xôi) ít calo nhưng giàu dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, magiê và sắt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại rau này rất thích hợp để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, tiêu hóa tốt.
Tác dụng đặc biệt của rau chân vịt là giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh nhờ chất xơ prebiotic, vốn là thức ăn cho lợi khuẩn trong ruột. Lợi khuẩn phát triển dễ dàng giúp cân bằng hệ vi khuẩn ruột, tăng cường tiêu hóa và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng.

Rau chân vịt có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. (Ảnh: Amy kitchen)
Bên cạnh đó, rau chân vịt còn giải độc cơ thể nhờ thành phần giàu chất chống ôxy hóa, loại bỏ các độc tố có hại, góp phần tăng cường sức khỏe tiêu hóa tổng hợp.
Những thực phẩm không nên kết hợp với rau chân vịt
Mặc dù là loại rau bổ dưỡng nhưng khi sử dụng rau chân vịt, bạn cần phải chú ý việc kết hợp. Với thành phần dinh dưỡng giàu carotenoid, vitamin C, vitamin K, khoáng chất (canxi, sắt...), coenzyme Q10..., rau chân vịt có thể có một số phản ứng khi kết hợp với các món ăn khác. Việc kết hợp rau chân vịt không đúng cách sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng mà còn gây hại cho cơ thể.
Đậu phụ
Axit oxalic trong rau chân vịt và canxi trong đậu phụ tạo thành canxi oxalat, khiến cơ thể không thể hấp thụ canxi. Vì đậu phụ chứa nhiều magie clorua và canxi sunfat, nếu cả hai cùng đi vào cơ thể, chúng sẽ tạo thành canxi oxalat không hòa tan, không chỉ gây mất canxi mà còn có thể lắng đọng thành sỏi.

Đậu phụ là thực phẩm không nên kết hợp với rau chân vịt. (Ảnh: Youtube)
Đậu nành
Vitamin C trong đậu nành sẽ ức chế sự hấp thụ và giải phóng đồng. Việc ăn chung hai loại thực phẩm này sẽ gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.
Lươn
Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bồi bổ khí huyết. Ngược lại, rau chân vịt có tính lạnh, thường được dùng với công dụng giải nhiệt. Nếu ăn hai thứ cùng lúc, cơ thể sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng, thậm chí gây tiêu chảy.
Gan lợn
Gan lợn rất giàu các nguyên tố kim loại như đồng và sắt. Khi kết hợp với rau chân vịt, vốn giàu vitamin C, các ion kim loại có thể dễ dàng bị ôxy hóa, làm mất đi giá trị dinh dưỡng của vitamin C. Do đó, gan là thực phẩm không nên kết hợp với rau chân vịt.

Tránh xào hoặc nấu canh rau chân vịt cùng gan. (Ảnh: Sohu)
Tỏi tây
Bạn không nên ăn rau chân vịt cùng với tỏi tây vì tác dụng nhuận tràng sẽ bị đẩy lên quá mức, dễ gây tiêu chảy.
Phô mai
Rau chân vịt rất giàu canxi, các thành phần hóa học có trong phô mai sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ canxi.
Mật ong
Rau chân vịt chứa axit oxalic. Axit này có thể tương tác với canxi hoặc các chất khác trong mật ong sẽ gây phản ứng, và khiến bạn khó hấp thu hai thực phẩm nhiều dinh dưỡng này.
Dưa chuột

Dưa chuột cũng là món ăn không nên kết hợp cùng rau chân vịt. (Ảnh: Sohu)
Dưa chuột là thực phẩm không nên kết hợp với rau chân vịt vì chứa enzyme phân hủy vitamin C, trong khi rau chân vịt lại giàu vitamin C. Khi ăn chung hai loại rau này, vitamin C trong rau chân vịt sẽ bị enzyme trong dưa chuột phá hủy.
Sữa
Các loại rau và trái cây chứa nhiều axit oxalic như rau chân vịt sẽ kết hợp với canxi tạo thành chất kết tủa không hòa tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi trong sữa.
Với những thực phẩm không nên kết hợp với rau chân vịt kể trên, nếu thích ăn, bạn nên sử dụng trong bữa cơm trước hoặc sau đó để tránh những phản ứng bất lợi.
Hoặc