Thần đồng lịch sử được cả đất nước kỳ vọng chọn ra đi ở tuổi 18, để lại bức thư tuyệt mệnh khiến ai cũng lặng người

Admin

06/07/2025 08:30

Không phải ai cũng có thể cảm nhận những khó khăn mà nam sinh này đã phải trải qua.

Sinh năm 1998 tại Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), Lâm Gia Văn lớn lên trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông bà và cha mẹ của Lâm Gia Văn đều là giáo viên, nhìn qua thì có thể thấy đây là một môi trường giàu học thuật và chính điều đó đã sớm hình thành trong Lâm Gia Văn sự say mê tri thức và tinh thần học hỏi. Từ khi còn nhỏ, Lâm Gia Văn đã nổi bật giữa bạn bè cùng lứa nhờ năng lực vượt trội và thái độ học tập nghiêm túc.

Ngay từ bậc tiểu học, nam sinh này đã thể hiện niềm yêu thích đặc biệt với môn lịch sử. Cậu đọc hàng loạt sách chuyên sâu và luôn đặt câu hỏi để mở rộng kiến thức. Gia đình nhanh chóng nhận ra tài năng hiếm có của cậu và tạo điều kiện tối đa để bồi dưỡng.

Thần đồng lịch sử được cả đất nước kỳ vọng chọn ra đi  ở tuổi 18, để lại bức thư tuyệt mệnh khiến ai cũng lặng người- Ảnh 1.

Lâm Gia Văn luôn say mê với lịch sử.

Lên trung học, hiểu biết về lịch sử của Lâm Gia Văn vượt xa chương trình học phổ thông, khiến cậu trở thành gương mặt nổi bật trong trường. Ở tuổi 16, cậu cho ra đời cuốn sách đầu tay mang tên Khi Đạo Giáo Thống Trị Trung Quốc . Ngay khi phát hành, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, khiến giới học thuật bất ngờ vì sự sâu sắc trong phân tích và cách hành văn chững chạc. Nhiều người không tin rằng tác phẩm này do một học sinh trung học viết, thậm chí khẳng định: “Chắc chắn phải là một tiến sĩ nào đó đứng sau”.

Vì không muốn bị truyền thông bủa vây, Lâm Gia Văn giấu tên thật khi xuất bản sách. Cậu chỉ mong được sống cuộc sống bình thường, tập trung vào việc học và nghiên cứu. Một giáo viên lịch sử từng chia sẻ đầy cảm xúc: “Lâm Gia Văn là nhà nghiên cứu lịch sử tài năng nhất mà tôi từng gặp” .

Sau thành công đầu tiên, Lâm tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai - Nỗi Buồn Và Niềm Vui Cho Thế Giới . Tác phẩm này tiếp tục khẳng định tài năng trẻ tuổi của Lâm Gia Văn. Lần này, vì mong muốn bảo vệ danh dự cho nhà trường và gia đình, cậu quyết định công khai danh tính với công chúng.

Tuy nhiên, sự nổi tiếng không mang lại vinh quang như mong đợi. Cái tên Lâm Gia Văn nhanh chóng trở thành chủ đề tranh cãi. Nhiều người tỏ ra hoài nghi, cho rằng một thiếu niên chưa đủ trải nghiệm sống khó lòng viết ra được những luận điểm sâu sắc như vậy. Sự nghi ngờ ấy, cộng với áp lực dư luận, đã đẩy Gia Văn vào khủng hoảng tâm lý. Cậu bắt đầu thu mình, cảm thấy cô lập và mệt mỏi trong việc hòa nhập với bạn bè. Dù vậy, cậu vẫn miệt mài đọc sách, nghiên cứu như cách để giữ lại phần bình yên cuối cùng.

Tối ngày 24/12/2016, Lâm Gia Văn đã lựa chọn rời khỏi thế giới này mãi mãi bằng cách nhảy lầu, kết thúc cuộc đời ở tuổi 18. Trước đó, gia đình đã ghi nhận những dấu hiệu bất ổn từ cậu như thường xuyên tháo kính, đi vào phòng ngủ, lặng lẽ nhìn ngắm các bằng khen nhưng không còn ánh mắt rạng rỡ như trước.

Thần đồng lịch sử được cả đất nước kỳ vọng chọn ra đi  ở tuổi 18, để lại bức thư tuyệt mệnh khiến ai cũng lặng người- Ảnh 2.

Cậu lựa chọn ra đi ở độ tuổi đẹp nhất của cuộc đời.

Sau khi qua đời, một bức thư tuyệt mệnh của Lâm Gia Văn được tìm thấy. Trong thư, Lâm Gia Văn viết: “Con mong muốn 2 quyển sách này không được tái bản. Đối với số sách còn lại, con muốn bố mẹ tiêu hủy hết” .

Những dòng chữ cuối cùng chất chứa nỗi đau âm thầm và khát vọng được giải thoát khỏi áp lực...

Cậu không quên nhắn gửi lời cảm ơn tới bác sĩ điều trị tâm lý, thầy cô, bạn bè - những người đã đồng hành và tin tưởng mình cậu. Dù vậy, Lâm Gia Văn vẫn day dứt: “Cuộc sống này có quá nhiều áp lực, dù đã cố gắng nhưng tôi không thể vượt qua. Tôi muốn giải thoát bản thân sang thế giới khác” .

Thư tuyệt mệnh cũng hé lộ rằng, dù đứng trước cái chết, Lâm Gia Văn vẫn giữ nguyên một tình yêu mãnh liệt với lịch sử. Sự ra đi của cậu là cú sốc lớn với giới học thuật và công chúng Trung Quốc. Nhiều người tin rằng nếu còn sống, Lâm Gia Văn chắc chắn sẽ trở thành một học giả lớn, góp phần tạo nên những đột phá cho ngành sử học nước nhà.

Theo Sina