Thị xã Kinh Môn
Theo Quy hoạch tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2030, Hải Dương phát triển hệ thống đô thị của tỉnh với 28 đô thị, trong đó: 14 đô thị hiện hữu và thêm mới 14 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại I là thành phố Hải Dương; 1 đô thị loại II là thành phố Chí Linh; 1 đô thị loại III là thị xã Kinh Môn (dự kiến thành lập thành phố) cùng với 7 đô thị loại IV và 18 đô thị loại V.
Theo UBND thị xã Kinh Môn, tăng trưởng kinh tế năm 2024 của địa phương đạt 11,7%, vượt 2% so với kế hoạch đề ra. Trung bình 3 năm 2021-2023, tăng trưởng kinh tế của thị xã đạt 9,39%. Với kết quả này, thị xã Kinh Môn vượt tiêu chuẩn về tăng trưởng kinh tế của đô thị loại III (yêu cầu là từ 8-9%).
Cơ cấu kinh tế thị xã Kinh Môn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 8,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 0,83 triệu đồng/người/tháng so với năm 2023.
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 2.200 tỷ đồng, vượt 64% dự toán, chi ngân sách gần 1.200 tỷ đồng, tăng 39% dự toán. Thị xã bảo đảm cân đối dư trong thu chi ngân sách. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã năm 2024 chỉ còn 0,93%, vượt 0,07% so với chỉ tiêu đề ra, giảm 0,42% so với năm 2023…
Thị xã Phú Thọ
Theo Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh sẽ nâng cấp thị xã Phú Thọ lên thành phố. Hiện tại, thị xã Phú Thọ là đô thị loại III; dự kiến đến năm 2030 địa phương sẽ đạt tiêu chí đô thị loại II.
Trong tương lai, cùng với TP Việt Trì, các huyện Lâm Thao, Tam Nông, Cẩm Khê, Thanh Ba, Phù Ninh, thị xã Phú Thọ có vai trò động lực phát triển kinh tế về công nghiệp, xây dựng, trung tâm văn hóa lễ hội, dịch vụ, hành chính của tỉnh. Khu vực này tiếp tục thu hút đầu tư phát triển, trong đó tập trung vào 2 tuyến hành lang kinh tế dọc 2 tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và cao tốc Bắc - Nam phía Tây, các trung tâm đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.
Ngoài ra từ nay đến 2030, vùng liên huyện của thị xã Phú Thọ còn trở thành vùng động lực phát triển công nghiệp, dịch vụ nhất là các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ, khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, các lĩnh vực về giáo dục, y tế và logistics của tỉnh.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp ổn định, giữ vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế thị xã và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch đề ra. Hoạt động thương mại, dịch vụ đạt mức tăng trưởng khá.
9 tháng của năm 2024, thu ngân sách trên địa bàn thị xã Phú Thọ đạt kết quả cao. Tổng thu NSNN trên địa bàn thị xã ước đạt 759 tỷ đồng, bằng 135,3% so với cùng kỳ, đạt 147% so với dự toán HĐND thị xã giao; thu trên địa bàn đạt 346,1 tỷ đồng, vượt 73,2% so với cùng kỳ, vượt 34,1% dự toán.
Về thu hút đầu tư, KCN Phú Hà tại thị xã mới đây đã chào đón thêm hai nhà đầu tư mới từ Philipines và Đài Loan với tổng vốn đầu tư trên 150 triệu USD.
Bao gồm: Công ty Nien Made (Đài Loan), đầu tư 120 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất đồ nội thất thông minh và Công ty CP Liwayway Việt Nam (Philippines), chuyên sản xuất các loại thực phẩm, đồ uống cho thương hiệu Oishi, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD.
Hiện nay, Khu công nghiệp Phú Hà Viglacera đã thu hút thành công hơn 30 doanh nghiệp, tổng vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD.
Thị xã Quảng Yên
Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị; Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên.
Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Quảng Yên đã hoàn thành xuất sắc 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, ghi nhận tổng giá trị sản xuất đạt 64.833 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm trước. Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 1.374 tỷ đồng, cao hơn 47,9% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu con số thu ngân sách cao nhất từ trước đến nay.
Các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Yên, như: Khu công nghiệp Sông Khoai, Khu công nghiệp Đông Mai, cùng với các dịch vụ logistics và cảng biển, đã thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, trong đó có các nhà đầu tư FDI đến từ nhiều nước có nền công nghiệp tiên tiến trên toàn cầu.
Hoặc