Bộ GD&ĐT ban hành Công văn số 1581 gửi UBND cấp tỉnh về việc bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các cơ giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cụ thể, sau khi chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động, Chính phủ sẽ giao Bộ Nội vụ phối hợp các Bộ ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ sửa đổi và bổ sung hoặc ban hành mới quy định liên quan đến tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp nhằm bảo đảm hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của người dân.

Trường học có bị sáp nhập sau khi loại bỏ cấp huyện? (Ảnh minh hoạ)
Với lĩnh vực giáo dục, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương giữ nguyên đơn vị sự nghiệp giáo dục và chuyển giao cho chính quyền cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục với trường THCS, tiểu học và mầm non.
Trong khi đó, đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện sẽ chuyển về Sở GD&ĐT quản lý. Đồng thời, tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý theo khu vực liên xã, phường.
Như vậy, sau khi các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các trường phổ thông vẫn giữ nguyên và không nằm trong diện bị sáp nhập. Còn các trung tâm giáo dục nghề, giáo dục thường xuyên có thể được sáp nhập hoặc tái cơ cấu lại, tuỳ theo định hướng phát triển của từng địa phương
Cấp xã được quyền tuyển dụng giáo viên
Trong công văn 1581, Bộ GD&ĐT cũng cho phép cấp xã chỉ đạo công tác tuyển dụng giáo viên mầm non theo biên chế số lượng người làm việc do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, các cấp được phép quyết định số lượng hợp đồng lao động vị trí việc làm trong trường mầm non, tiểu học, THCS, đảm bảo đủ số người làm việc theo chương trình giáo dục phổ thông yêu cầu.
Trước đây, việc tuyển dụng giáo viên công lập thực hiện như tuyển dụng viên chức nói chung, do ngành nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới chức năng tuyển dụng giáo viên các cấp được phân cấp phân quyền mạnh hơn về cho cấp xã và Sở GD&ĐT các địa phương.
Đồng thời, sau khi tổ chức, sắp xếp chính quyền các cấp, Sở GD&ĐT được phân cấp, phân quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau liên quan quản lý như sau:
Tham mưu, trình UBND tỉnh, cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, biên chế công chức, tổng số người làm việc tại các trường công lập. Sở GD&ĐT thực hiện tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên các trường công lập. Sở cũng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng phát triển giáo viên các địa phương, các trường trên địa bàn tỉnh. Bảo đảm đủ biên chết công chức quản lý, đủ số người làm việc theo đề án UBND tỉnh đã phê duyệt. Đồng thời chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động, chất lượng giáo dục, đội ngũ giáo viên, người lao động, học sinh. Sở GD&ĐT được quyền công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm với hiệu trưởng, hiệu phó các trường. Sở có trách nhiệm thường xuyên cập nhật thông tin giáo viên, cán bộ quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục và các cấp quản lý như UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT
Hoặc