Mới đây, theo thông tin từ Forbes ngày 12/7, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup vừa có mốc tài sản 11,5 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có tỷ phú sở hữu tài sản lên tới hơn 11 tỷ USD. Theo Forbes, tài sản của ông Vượng ghi nhận mức tăng khoảng 7 tỷ USD so với đầu năm 2025. Với khối tài sản này, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup hiện xếp thứ 237 trong danh sách những người giàu nhất thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững vị trí người giàu nhất Việt Nam.
Sự tăng trưởng này không chỉ thể hiện thành công của Vingroup mà còn khẳng định vị thế của ông Phạm Nhật Vượng trong lĩnh vực kinh doanh.
Sở dĩ tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng nhanh chóng trong những ngày vừa qua là do giá cổ phiếu của VIC tăng cao. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 11/7, ngay từ khi mở cửa, cổ phiếu VIC của Vingroup tiếp tục đà tăng mạnh, có lúc lên sát giá trần 108.700 đồng. Cổ phiếu VIC chốt tuần ở mức 108.000 đồng , tức là tăng gần 14% chỉ sau 2 ngày.
Hiện nay, giá cổ phiếu VIC đang ở vùng cao nhất 4 năm trở lại đây và đã gấp 2,5 lần kể từ đầu năm 2025. Vốn hóa thị trường đạt tới hơn 412.000 tỷ đồng, chỉ sau Vietcombank. Ngoài ra, các cổ phiếu khác thuộc "họ" Vingroup như VRE (Vincom Retail) hay VHM (Vinhomes) cũng tăng mạnh, với lần lượt tăng hơn 6,1% và 5,3%. Nhờ sự tăng tốc của cổ phiếu, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng gia tăng tốc nhanh.

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện là 11,5 tỷ USD. Ảnh: Forbes
Trong diễn biến gần đây, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đã báo cáo về việc chuyển quyền sở hữu hơn 87,5 triệu cổ phiếu VIC tương ứng 2,26% vốn điều lệ Tập đoàn Vingroup cho CTCP Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc Vinspeed (Vinspeed). Ngày thực hiện giao dịch này là 27/6/2025. Sau giao dịch, tỷ phú Phạm Nhật Vượng hạ tỷ lệ sở hữu tại Vingroup từ gần 537,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 13,86%) xuống còn gần 450 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 11,6%).
Trước đó, vào ngày 10/6, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chuyển nhượng 48 triệu cổ phiếu VIC cho VinSpeed. Hiện nay, Vinspeed sở hữu hơn 135,6 triệu cổ phiếu VIC, tương ứng 3,5% vốn điều lệ của Vingroup.
Vinspeed được thành lập từ tháng 5/2025, với vốn điều lệ của Vinspeed là 6.000 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng góp 3.060 tỷ đồng, sở hữu 51% cổ phần.
Ngoài VinSpeed, trong ngày 17/6, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng chuyển quyền sở hữu 70,65 triệu cổ phiếu VIC sang cho CTCP Năng lượng VinEnergo. Sau giao dịch, ông Vượng giảm lượng cổ phiếu nắm giữ từ 608,1 triệu đơn vị xuống còn 537,5 triệu đơn vị, với tỷ lệ sở hữu giảm tương ứng từ 15,68% xuống còn 13,86%.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 diễn ra vào tháng 4, Tập đoàn Vingroup đã được thông qua kế hoạch kinh doanh 2025 với mục tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 300.000 tỷ đồng và 10.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, riêng với mảng địa ốc, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết, trong năm 2025, Vinhomes tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trên thị trường bất động sản, với việc phát triển các khu đô thị quy mô lớn và tích hợp tiện ích đồng bộ.
Chia sẻ tại ĐHĐCĐ, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết thị trường bất động sản đang phục hồi rõ nét và doanh thu từ mảng này dự kiến tăng vọt trong 2025. Bên cạnh mảng bất động sản, xe điện, Chủ tịch Vingroup cho hay, tập đoàn đang mở rộng nhiều trụ cột khác, trong đó có hạ tầng, năng lượng, cảng biển...
Việt Nam hiện có 5 tỷ phú USD

Việt Nam đang có 5 tỷ phú USD.
Việt Nam hiện có 5 tỷ phú USD được Tạp chí Forbes ghi nhận.
Ngoài ông Phạm Nhật Vượng, danh sách này còn có bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet Air (2,8 tỳ USD); ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (2,6 tỷ USD); ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank (2,4 tỷ USD) và ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan (1,1 tỷ USD).
Hoặc