Dứa là loại trái cây nhiệt đới, có tên khoa học Ananas sativa Liun. ( Ananas sativa L. ). Thuộc họ Dứa Bromeliaceae .
Ăn dứa có tốt không? Câu trả lời là CÓ.
Trong Đông Y, quả dứa có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng giải khát, lợi tiểu, tiêu viêm,.. Do có tính bình nên quan niệm không nên ăn dứa vào mùa hè hay ăn dứa nóng trong là sai lầm. Mùa hè bạn nên ăn dứa để giải nhiệt, thúc đẩy tiêu hóa,... và nhận được nhiều công dụng khác cho sức khỏe.

Ảnh: Cleveland Clinic Health Essentials
1. Quả dứa giàu hợp chất có đặc tính chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa, như flavonoid có trong dứa, giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể. Các phân tử không ổn định này có thể gây ra tổn thương oxy hóa và góp phần gây ra các tình trạng sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động chống oxy hóa của dứa phần lớn tương quan với hàm lượng phenolic, flavonoid và axit ascorbic. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dứa chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn đáng kể so với một số loại trái cây như bơ và đu đủ.
2. Ăn dứa giúp thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme tiêu hóa có thể phân hủy protein cấu trúc và hỗ trợ hấp thụ ở ruột non đồng thời bromelain cũng có đặc tính chống viêm có lợi trong việc làm dịu cơn viêm ruột. Sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị suy tụy ngoại tiết (EPI), một tình trạng bệnh lý khiến tuyến tụy không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa mà cơ thể cần.

Ảnh: Grocery. coop
Dứa cũng giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm nguy cơ táo bón.
3. Tăng cường miễn dịch
Dứa chứa hàm lượng lớn vitamin C và mangan cùng các chất dinh dưỡng khác như vitamin B6, đồng, thiamin, folate, kali, magiê, niacin, riboflavin và sắt cần thiết cho cơ thể.
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C được đã được chứng minh là có lợi cho hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe của các mô liên kết và cần thiết cho các tế bào bạch cầu và tế bào miễn dịch bằng cách hỗ trợ sản xuất interferon, đây là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh tật.
4. Nước ép dứa giúp cải thiện cholesterol
Nước ép dứa là loại nước được khuyên nên thêm vào chế độ ăn của người bị mỡ máu. Điều này là nhờ hợp chất bromelain trong dứa có đặc tính chống viêm, giúp phá vỡ các chất lắng đọng trong thành mạch, giảm nguy cơ hình thành mảng bám gây xơ vữa động mạch, từ đó giúp cơ thể chuyển hóa lipid hiệu quả hóa; đồng thời làm chậm tình trạng suy giảm tim mạch do stress oxy hóa.

Ảnh: Alpha Foodie
5. Tốt cho da
Dứa giàu vitamin C. Vitamin C là chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe làn da và tổng hợp collagen. Ngoài ra, vitamin C có thể giúp chống lại tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ô nhiễm gây ra.
6. Hỗ trợ sức khỏe xương
Dứa là nguồn cung cấp đồng có giá trị. Một cốc dứa cắt miếng cung cấp 0,18 mg đồng, tương đương 20% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày của người trưởng thành. Đồng ngăn ngừa sự tái hấp thu xương hoặc sự hấp thụ các tế bào xương bị phá vỡ vào máu.
Ngoài ra, dứa còn chứa mangan, một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự hình thành xương. Mangan có thể giúp tăng hàm lượng khoáng chất trong xương và cải thiện mật độ của xương, từ đó phòng ngừa nguy cơ loãng xương do tuổi tác.

Ảnh: The Healthy Mummy
Tuy ăn dứa tốt cho sức khỏe nhưng cần lưu ý rằng, dứa là loại trái cây có tính axit, do vậy không nên ăn quá nhiều, nhất là người đang có các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, trào ngược axit thì nên thận trọng. Nồng độ axit citric cao có thể gây khó chịu cho dạ dày và thậm chí gây ăn mòn men răng. Do đó, chỉ nên ăn từ 100 - 200 gam dứa một ngày hoặc uống ít hơn 2 cốc ép dứa để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe khi ăn dứa và giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khi ăn dứa quá nhiều.
Nguồn: Health, WebMD
Hoặc