Võ Tòng tuy hung dữ nhưng ở Lương Sơn Bạc không dám đắc tội với 3 người: Số 1 là cao thủ tuyệt thế

Admin

09/10/2024 00:02

Cao thủ ở Lương Sơn Bạc không ít nhưng chỉ có 3 người khiến Võ Tòng phải kiêng dè. Họ là ai?

Trong 108 vị anh hùng của Lương Sơn Bạc, không ít người tráng kiện, dũng mãnh đến mức đánh hổ nhẹ tựa bông. Tuy nhiên, không ai trong số đó có thành tích kinh điển như Võ Tòng khi một mình, tay không đả hổ trên đồi Cảnh Dương. Ly kỳ hơn là, Võ Tòng giết hổ sau khi đã nốc cạn rượu trong một tửu quán trong làng ở Dương Cốc.

Võ Tòng tuy hung dữ nhưng ở Lương Sơn Bạc không dám đắc tội với 3 người: Số 1 là cao thủ tuyệt thế- Ảnh 1.

Hình minh họa Võ Tòng tay không đấm hổ chết tươi. Nguồn: Sohu

Trải qua nhiều biến cố cuộc đời, cuối cùng cơ duyên với Lương Sơn Bạc cũng đến với Võ Tòng. Nhờ võ nghệ cao cường, vẻ ngoài tráng kiện, thích hành hiệp trượng nghĩa nên sau khi tụ nghĩa, Võ Tòng xếp ở vị trí khá cao - thứ 14, đồng thời nắm giữ chức vụ Đầu lĩnh Quân bộ - Thủ lĩnh đứng đầu bộ binh Lương Sơn Bạc.

Tuy nóng nảy, hung dữ nhưng khi gia nhập Lương Sơn, có ba nhân vật mà Võ Tòng không dám đắc tội. Ba người đó là ai?

Top 3: "Song Tiên" Hô Diên Chước

Hô Diên Chước là người xếp thứ ba trong Ngũ hổ tướng Lương Sơn Bạc, ngồi ghế thứ 8 trong Lương Sơn. Không giống phần lớn các anh hùng Lương Sơn, Hô Diên Chước xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc, ông là hậu duệ của mãnh tướng Hô Diên Tán - một danh tướng uy chấn thiên hạ của Bắc Tống.

Võ Tòng tuy hung dữ nhưng ở Lương Sơn Bạc không dám đắc tội với 3 người: Số 1 là cao thủ tuyệt thế- Ảnh 2.

Tạo hình nhân vật Hô Diên Chước trên phim. Ảnh: Sohu

Trước khi tụ nghĩa, Hô Diên Chước giữ chức Đô thống, đi chinh phạt quân Lương Sơn. Người này nổi tiếng nhờ võ công xuất quỷ nhập thần, dũng khí ngang bằng với vạn quân, uy danh vô cùng dũng mãnh với vũ khí gây sát thương cao là hai ngọn roi thép. Không chỉ võ nghệ cao cường, Hô Diên Chước còn có tài bày binh bố trận như thần.

Sau khi gia nhập Lương Sơn, "Song Tiên" đã theo Tống Giang đi chinh phục nước Liêu, bình định hai cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ và Vương Khánh, rồi tiêu diệt Phương Lạp ở Giang Nam. Sau thắng lợi hiển hách trước Phương Lạp, Hô Diên Chước được triều đình chiêu an và phong cho chức Binh mã chỉ huy sứ Ngự doanh.

Từ xuất thân dòng dõi không hề tầm thường đến thực lực chiến đấu như thần của "Song Tiên" Hô Diên Chước, quả nhiên Võ Tòng không dám khiêu khích, đắc tội.

Top 2: "Một Vũ Tiễn" Trương Thanh

Thành tích nổi bật nhất của Trương Thanh thời chưa tụ nghĩa cùng anh hùng Lương Sơn đó chính là đánh bại cùng lúc 15 tướng quân của Lương Sơn, trong đó có Hô Diên Chước. Khi ấy, Trương Thanh đang phục vụ triều đình, giữ chức Võ tướng phủ Đông Xương.

Võ Tòng tuy hung dữ nhưng ở Lương Sơn Bạc không dám đắc tội với 3 người: Số 1 là cao thủ tuyệt thế- Ảnh 3.

Tạo hình nhân vật Trương Thanh trên phim. Ảnh: Sohu

Sau những lần đụng độ nghĩa quân, Trương Thanh cảm nhận được tinh thần trượng nghĩa của các hảo hán, cảm nhận được lòng trung thành của Tống Giang nên đã đi theo Lương Sơn hành hiệp trượng nghĩa. Người này ngồi ghế 16, nắm giữ chức vụ Tướng tiên phong.

Biệt tài hiếm có của Trương Thanh mà không một anh hùng Lương Sơn Bạc nào sở hữu chính là tài ném đá rất cao cường, khiến Võ Tòng không dám khiêu chiến. Không chỉ thiện xạ, Trương Thanh còn dùng thương đâm địch rất chính xác. Do đó, trên chiến trường, Trương Thanh có thể đánh cận chiến và xa chiến nhờ hai loại vũ khí là đá và thương.

Nhờ hai biệt tài này mà khi dũng tướng Trương Thanh cùng thủ lĩnh Tống Giang Nam chinh Bắc phạt đã lập được vô số chiến công lớn. Không roi, không kiếm hay giáo, những hòn đá bay chính xác bách phát bách trúng và gây sát thương cao của Trương Thanh khiến tướng địch bỏ chạy toán loạn.

Top 1: "Ngọc Kỳ Lân" Lư Tuấn Nghĩa

Không chỉ Võ Tòng, nhiều đầu lĩnh khác của Lương Sơn Bạc cũng không dám đắc tội với Tổng binh đô đầu lĩnh Lư Tuấn Nghĩa, người đứng dưới 1 người (sau Tống Giang), nhưng trên trăm người.

"Ngọc Kỳ Lân" Lư Tuấn Nghĩa dưới ngòi bút của Thi Nại Am có tướng mạo như thần, tráng kiện, mắt sáng như sao, khuôn mặt sáng như bạc toát lên nét uy dũng, thiên hạ không ai bì kịp. Chưa kể, Lư Tuấn Nghĩa còn cưỡi ngựa rất giỏi và thuần thục nhiều binh khí, từ bổng, thương đến phác đao. Đó là lý do người này được liệt vào hàng Tam kiệt Hà Bắc vang danh khắp chốn. Ông còn được công nhận là cao thủ tuyệt thế của Lương Sơn.

Võ Tòng tuy hung dữ nhưng ở Lương Sơn Bạc không dám đắc tội với 3 người: Số 1 là cao thủ tuyệt thế- Ảnh 4.

Lư Tuấn Nghĩa (trái) giữ chức Tổng binh đô đầu lĩnh của nghĩa quân Lương Sơn. Ảnh: Sohu

Sinh ra trong một gia đình thương gia giàu có nhưng Lư Tuấn Nghĩa từ nhỏ đã ham thích học võ nghệ, tinh thông sách lược và thích hành hiệp trượng nghĩa. Chính điều này khiến Tống Giang rất ngưỡng mộ. Để có được Lư Tuấn Nghĩa, Tống Giang đã mất rất nhiều công sức, phải nhờ đến mưu lược của quân sư Ngô Dụng mới thành công.

Khi đến Lương Sơn, khí phách phi phàm của Lư Tuấn Nghĩa khiến tất thảy các anh hùng khác của Lương Sơn Bạc nhiều phần nể phục. Trên chiến trường, "Ngọc Kỳ Lân" bất khả chiến bại với một ngọn giáo thép dài hai thước, cưỡi trên con tuấn mã uy dũng không kém chủ nhân mà tả xung hữu đột, quét lui ngàn quân.

Không ngẫu nhiên mà Lư Tuấn Nghĩa nắm giữ chức vụ Tổng binh đô đầu lĩnh của Lương Sơn. Những chiến tích hiển hách nhất của người này chính là đánh bại Đồng Quán 2 lần, Cao Cầu 3 lần. Ông cùng Tống Giang Bắc phạt Liêu Quốc, bình định Vương Khánh, Điền Hổ rồi lại Nam chinh đập tan quân Phương Lạp.

Về sau, Lư Tuấn Nghĩa phục vụ cho triều đình. Ông giữ hai chức vụ là An phủ sứ và Binh mã Phó Tổng quản Lư Châu.

Tham khảo: Sohu, Thủy Hử, Baidu