Châu chấu tre tràn xuống ruộng vườn, Hà Tĩnh ra công điện khẩn

Admin

11/07/2025 16:01

Châu chấu tre đang xuất hiện với mật độ cao, gây hại nặng trên một số cây trồng, vì vậy Hà Tĩnh tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Châu chấu tre bùng phát trên diện rộng

Khoảng gần 1 tháng trở lại đây, châu chấu tre đã xuất hiện và phá hại hơn 2 sào mía, 4 sào ngô và 1 mẫu cỏ voi của gia đình anh Cao Văn Hùng ở thôn Hòa Sơn, xã Cẩm Hưng, tỉnh

Người dân vô cùng lo lắng trước nạn châu chấu tre đang gây hại cho cây trồng. Ảnh Thiện Quyền.

Không chỉ gây thiệt hại cho các loại cây trồng như: ngô, mía, cỏ voi…, châu chấu tre đã xuất hiện tại các cánh đồng lúa tại xã Cẩm Duệ.

Ông Nguyễn Văn Thuận, Trưởng thôn Mỹ Hà, xã Cẩm Duệ, cho biết: "Hiện châu chấu đã tràn về phá hại rất nhiều cây trồng tại các cánh đồng của thôn. Người dân đã dùng các biện pháp như bẫy, bắt, đồng thời lấy nước ngập ruộng nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre gây ra".

Theo ông Nguyễn Tuấn Lộc, Giám đốc Trung tâm Trồng trọt và BVTV vùng khu IV, thời điểm vàng diệt trừ châu chấu là khi chúng đang làm tổ, châu chấu non. Tuy nhiên, tại Hà Tĩnh, khi phát hiện châu chấu đã trưởng thành nên việc diệt trừ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Đây là loài có sức ăn mạnh, mật độ cao và khả năng di chuyển nhanh. Cá thể trưởng thành có vòng đời từ 30 - 60 ngày, khoảng thời gian đủ dài để gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Châu chấu tre tràn xuống ruộng vườn, Hà Tĩnh ban hành công điện “khẩn”- Ảnh 2.

Châu chấu tre gây hại nặng trên một số cây trồng như: tre, giang, ngô, cỏ voi, mía... Ảnh Thiện Quyền.

Qua kiểm tra của ngành chuyên môn, châu chấu tre là đối tượng dịch hại lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với mật độ cao, gây hại nặng trên một số cây trồng như tre, giang, ngô, cỏ voi, mía..., nhất là tại khu vực rừng phòng hộ Kẻ Gỗ, vùng ven rừng thuộc các xã Cẩm Duệ, Cẩm Lạc, Cẩm Hưng... với diện tích nhiễm khoảng 10 ha.

"Giải pháp tối ưu nhất hiện nay là các địa phương phát động phong trào ra quân diệt châu chấu, tổ chức phòng trừ bằng các biện pháp như vợt bắt, đốt đèn thu hút châu chấu trưởng thành, phun thuốc hóa học theo nguyên tắc "4 đúng". Tuyệt đối không chủ quan để châu chấu di chuyển xuống đồng gây hại lúa, ngô, rau màu", ông Lộc khuyến cáo.

Đặc biệt, cùng với châu chấu, dự báo thời gian tới một số dịch hại tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến năng suất cây trồng vụ hè thu.

Ngoài châu chấu tre, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại, với diện tích nhiễm nặng hơn 50ha, phổ biến tại các xã: Thạch Lạc, Đồng Tiến, Cẩm Xuyên, Can Lộc...; sâu cuốn lá nhỏ phát sinh gây hại, với diện tích nhiễm nặng hơn 30ha, phổ biến tại các xã: Đồng Tiến, Thạch Khê, Cẩm Bình, Hồng Lộc, Đức Thịnh, Đức Quang....

Khẩn cấp phòng trừ dịch hại trên cây trồng vụ hè thu

Trước việc một số đối tượng dịch hại đã phát sinh gây hại trên các trà lúa tại nhiều địa phương, trong đó có châu chấu tre, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng trừ dịch hại trên cây trồng vụ hè thu 2025.

Dự báo thời gian tới, các đối tượng dịch hại tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và có nguy cơ lây lan ra diện rộng, gây ảnh hưởng, thiệt hại đến năng suất cây trồng vụ hè thu.

Châu chấu tre tràn xuống ruộng vườn, Hà Tĩnh ban hành công điện “khẩn”- Ảnh 3.

Tại Hà Tĩnh khi phát hiện châu chấu đã trưởng thành nên việc diệt trừ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Để chủ động phòng trừ dịch hại, bảo vệ an toàn sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các xã, phường; giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành chức năng khẩn trương tổ chức, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng trừ dịch hại trên cây trồng vụ hè thu.

Cách diệt đàn châu chấu xuất hiện bất thường tại Quảng BìnhNghệ An: Châu chấu tàn phá hàng chục ha tre của người dân

Cụ thể, chủ tịch UBND các xã, phường tổ chức rà soát, đánh giá tình hình, diễn biến dịch hại; khẩn trương huy động các nguồn lực, nhân lực tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, trừ hiệu quả, đảm bảo không để dịch hại bùng phát, lây lan rộng làm ảnh hưởng, thiệt hại đến sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế, hạ tầng và đô thị chủ động phối hợp với cán bộ chuyên môn đơn vị cấp tỉnh thường xuyên bám sát đồng ruộng, thực hiện điều tra, giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến để phát hiện sớm và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng, trừ dịch hại, hạn chế tối đa thiệt hại đối với các loại cây trồng;

Châu chấu tre tràn xuống ruộng vườn, Hà Tĩnh ban hành công điện “khẩn”- Ảnh 4.

Người dân sử dụng thuốc BVTV đặc hiệu để phun trừ. Ảnh Thiện Quyền.

Riêng đối với phòng, trừ châu chấu tre, chủ động phối hợp với các BQL rừng trong việc điều tra, phát hiện, khoanh vùng và thực hiện các biện pháp phòng, trừ.

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn, nhất là hệ thống truyền thanh cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin kịp thời về tình hình, diễn biến dịch hại đến tận thôn xóm, các hộ sản xuất; hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch hại kịp thời, hiệu quả.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, các loại vật tư phòng chống dịch bệnh; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.