Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền sau khi tốt nghiệp?
Gần đây tôi có đọc câu chuyện về việc tiết kiệm tiền của một cô gái, rất cảm động: 6 năm 1 tháng sau khi tốt nghiệp, cô đã tiết kiệm được tổng cộng 550 triệu đồng. Điểm mấu chốt ở đây là lương hàng tháng của cô ấy chưa đến 13 triệu đồng.
Một số cư dân mạng đã giúp cô tính toán: 550 triệu được chia đều trong 73 tháng và cô phải tiết kiệm ít nhất khoảng 8 triệu mỗi tháng, nghĩa là cô ấy chỉ tiêu không quá 5 triệu mỗi tháng và vô cùng đều đặn.
Đây là một thách thức đối với nhiều người. Trên thực tế, rất nhiều người thậm chí đã tiêu hết sạch tiền ngay khi được trả lương.
Năm 17 tuổi, cô đi phát tờ rơi để mua quần áo Tết cho mình; Năm 18 tuổi, cô bắt đầu làm việc bán thời gian sau khi tốt nghiệp để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt đại học. Chi phí sinh hoạt của cô trong suốt thời đại học đến từ nhiều học bổng và công việc bán thời gian. Cô làm nhân viên thu ngân ở siêu thị cạnh trường trong một thời gian dài. Cô cũng sẽ đến căng tin để làm việc bán thời gian trong giờ ăn, ngoài việc tiết kiệm tiền cho hai bữa ăn mỗi ngày, cô còn có thể tiết kiệm được 1 triệu mỗi tháng.
Năm 22 tuổi, cô gặp một ông chủ thường xuyên nợ lương và buộc phải sống trong một ngôi nhà trọ chật hẹp. Dù đã 26 tuổi nhưng nhà cô vẫn chưa có máy nước nóng hay nhà tắm riêng. Từ nhỏ bố đã nói với cô: những gì bố dùng, còn thừa lại, mới là của con. Vì thế, trong suốt một thời gian dài, cô cảm thấy mình không xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp.
550 triệu có thể không đáng bao nhiêu với nhiều người nhưng đó chính là niềm tin để cô gái này tiếp tục tiến về phía trước. Cô ấy xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn.
01
Mọi người đều không xem trọng bạn, nhưng bạn lại chính là người có triển vọng nhất. Cách đây một thời gian tôi cũng đọc được câu chuyện đầy cảm hứng về một cô gái. Cô gái tên là Giang, sinh năm 1996, cô có một người chị song sinh. Năm cô 1 tuổi, khi cô bị ốm, mẹ không lời tạm biệt, cứ thế bỏ cô đi. Và mẹ cô lại trở về nhà, không phải vì nhớ con mà vì muốn ly hôn.
Cứ như vậy, cô và chị gái, một người theo cha, người còn lại theo mẹ. Mẹ cô chọn chị gái và chuyển tới sống ở thành phố, còn Giang sống với bố ở nông thôn. Mặc dù ở với bố nhưng bố hầu như luôn phớt lờ cô, cô chủ yếu được ông bà nội nuôi lớn.
Năm cô 4 tuổi, bố cô tái hôn. Cô có thêm hai người anh cùng cha khác mẹ, còn bố thì hoàn toàn tập trung vào gia đình mới của mình.
Họ chụp ảnh gia đình mà không có cô ở trong đó. Lúc đó cô biết mình không còn gia đình nào khác ngoài ông bà nội. Vì vậy, sau khi lớn lên và kiếm được tiền, cô muốn cố gắng hết sức để hiếu thảo với ông bà.
Cuộc sống của cô và người chị song sinh cũng rất khác nhau. Chị gái cô là một công chúa nhỏ, còn cô là chẳng khác nào một cô nàng tomboy.
Cứ như vậy, Giang ngày càng cảm thấy thua kém. Cô từng nghĩ đến việc đổi đời bằng việc học nhưng lại buộc phải bỏ học khi mới 13 tuổi. Năm 14 tuổi, cô nhận mức lương hàng tháng là 2 triệu đồng nhưng phần lớn số tiền đó đều đưa cho bố. Cuối cùng, cô lấy hết can đảm nghỉ công việc hiện tại, tìm một công việc khác, vừa làm vừa kiếm tiền để đi học.
Bán hàng rong, mở một cửa hàng nữ trang trên mạng, dù kiếm được một số tiền nhỏ nhưng cô vẫn không dám về nhà, sợ tiền sẽ bị người nhà đòi hết. Trong suốt 10 năm, cô nghiến răng nghiến lợi vừa khóc vừa kiếm tiền, nhưng vẫn bị người xung quanh lừa rất nhiều tiền. Từng vô cùng chán nản, nhưng cô không chịu bỏ cuộc. Cô tiếp tục học, tự học vào đại học và chuẩn bị cho ước mơ đi du học. Hiện tại, cô có tiền, một ngôi nhà và đi du lịch vòng quanh thế giới cùng ông nội.
Cô gái ấy từng nói: Mỗi một thứ tôi có được ở hiện tại đều đến từ việc đấu tranh hết mình ngay cả trong những hoàn cảnh vô cùng khó khăn.
02
"Khi bạn không từ bỏ chính mình, thế giới sẽ nhường chỗ cho bạn." Đọc xong câu chuyện của anh, tôi chợt nghĩ đến câu này. Ước mơ của một người thợ sửa giày là được diễn giảng tại Harvard. Nhiều người cho rằng đây là chuyện viễn tưởng nhưng tôi lại thấy nó rất truyền cảm hứng. Nhân tiện, người thợ sửa giày này còn bị tàn tật. Hoàng Hoa Tuyền gặp tai nạn khi còn trẻ, vụ tai nạn này khiến anh bị mất cả hai chân.
Đây chắc chắn là một đòn giáng rất lớn đối với một đứa trẻ. Cũng đã từng than thở về sự bất công của số phận nhưng sau cùng, anh vẫn nghiến răng tiếp tục đối mặt với cuộc sống một cách tích cực. Anh đã giành được nhiều huy chương tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hiện tại, anh là một thợ sửa giày. Dù chỉ có bằng tiểu học nhưng anh vẫn học tập không ngừng nghỉ. Anh tự học tiếng Anh bằng cách nghe đài và hiện có thể giao tiếp với người nước ngoài mà không gặp bất kỳ rào cản nào. Sửa giày và ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình bằng tiếng Anh, là hai việc mà anh làm nhiều nhất. Tới Harvard để diễn thuyết là một trong những ước mơ của anh.
Tất cả chúng ta đều biết điều này khó khăn ra sao, nhưng anh ấy luôn hành động và không dừng ở việc coi ước mơ là những hy vọng xa hoa.
Dưới câu chuyện của anh, có một bình luận: "Chúng ta không nên kiêu ngạo, nhưng mỗi người cần biết tự hào về bản thân". Cuộc sống tuy khó khăn nhưng anh ấy vẫn đối xử với nó theo cách hết sức nhẹ nhàng. Chúng ta không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng chúng ta có thể chọn cách mình sống.
Cách đây một thời gian, tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng cảm động: Một cô gái về nhà phụ thu hoạch lúa mì, cô nhìn thấy một người mẹ cùng vài đứa con đang đi tới. Họ hỏi cô gái có muốn lấy rơm lúa mì không, nếu không muốn thì họ xin phép xin chúng. Dù thời tiết nóng bức ra sao, lũ trẻ cũng đều sẽ cùng mẹ đi nhặt rơm lúa mì mà những gia đình khác không cần rồi bán để kiếm chút tiền tiêu vặt. Giữa mùa hè nóng nực, những động tác thuần thục của chúng khiến người chứng kiến cảm thấy đau lòng.
Có lẽ số tiền tiêu vặt này trong mắt nhiều người không đáng là bao, nhưng nó là những đồng tiền chúng kiếm được từ chính sức lao động của mình.
03
Không phải ai cũng được sinh ra trong một gia đình có điều kiện tốt, cũng không phải ai ngay từ khi sinh ra đã được nhận lấy trọn vẹn tình yêu thương. Nhưng chúng ta có thể quyết định mặc kệ số phận hay cố gắng nỗ lực để thay đổi nó. Có thể bạn chưa chắc đã thắng, nhưng hãy nỗ lực để giành chiến thắng.
Hoặc