Vì sao trẻ nhỏ dễ biến chứng nặng khi mắc sốt xuất huyết?
Theo các chuyên gia y tế, trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh, có nguy cơ cao mắc sốt xuất huyết nặng và dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn khỏe mạnh. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ chuyển sang sốc sốt xuất huyết hoặc gặp biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, suy đa cơ quan nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Bác sĩ CK1 Đoàn Tuyết Kha – Trưởng phòng khám Nhi Đồng 315, chi nhánh 898 Quốc Lộ 22, TT. Củ Chi, H. Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh – cho biết: "Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ thường không điển hình, dễ bị bỏ sót. Một số trẻ chỉ sốt nhẹ, mệt mỏi hoặc biếng ăn. Nếu không được phát hiện sớm, nguy cơ biến chứng sẽ tăng cao."
Sốt xuất huyết không còn là bệnh "theo mùa"
Theo thống kê từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến tuần thứ 7 năm 2025, thành phố ghi nhận 3.431 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 125,3% so với cùng kỳ năm 2024 và tăng 49,3% so với trung bình giai đoạn 2022–2024.

Số ca sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh đầu năm 2025. (Nguồn: HCDC)
Bệnh không còn mang tính chất "theo mùa" như trước, mà xuất hiện quanh năm, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Trẻ em là nhóm dễ bị ảnh hưởng nhất do hệ miễn dịch còn yếu và các triệu chứng ban đầu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường.
7 dấu hiệu "cảnh báo" ba mẹ cần lưu ý
Phụ huynh cần theo dõi sát các biểu hiện bất thường sau khi trẻ bị sốt, đặc biệt nếu sốt kéo dài sau 2 ngày. Một số dấu hiệu cần chú ý gồm sốt cao 39-40 độ C, liên tục và khó hạ; trẻ mệt mỏi, lừ đừ, biếng ăn; da nổi ban hoặc xuất huyết dưới da; đau đầu, đau sau hốc mắt; buồn nôn, đau bụng; chảy máu mũi, chân răng, ói máu hoặc phân đen; khó thở và thở nhanh. Khi trẻ có các biểu hiện trên, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và theo dõi kịp thời.

Các dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ ba mẹ cần lưu ý (Nguồn: Nhi Đồng 315)
Phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả trong giai đoạn cao điểm
Trong bối cảnh thời tiết mưa nhiều, ẩm thấp kéo dài – điều kiện lý tưởng để muỗi truyền bệnh sinh sôi – việc phòng ngừa trở thành ưu tiên hàng đầu, đặc biệt với trẻ nhỏ. Một số biện pháp được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị: Diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy hàng tuần tại hộ gia đình và trường học; Dùng màn ngủ, kem chống muỗi, mặc quần áo dài tay; Tiêm vaccine chủ động cho trẻ từ 4 tuổi.
Theo ghi nhận từ Hệ Thống Y Tế Nhi Đồng 315 – đơn vị có hơn 70 cơ sở tại nhiều tỉnh thành – nhu cầu tiêm vaccine sốt xuất huyết đã tăng đáng kể từ đầu tháng 5. Hệ thống này cũng là một trong số ít đơn vị có đầy đủ vaccine phục vụ nhu cầu người dân tại thời điểm hiện tại.

Phòng Khám Nhi Đồng 315, Chi Nhánh Kha Vạn Cân, TP. Thủ Đức
Phòng khám chuyên khoa Nhi (thuộc địa điểm kinh doanh số 39 công ty cổ phần Kinh doanh Y tế Chấn Văn)
Địa chỉ: 308 Nguyễn Tri Phương, Phường 4, Quận 10, TP.HCM
Hotline: 0901.315.315
Fanpage: Hệ Thống Phòng Khám Nhi Đồng 315
Website: www.nhidong315.com
Hoặc