Nhìn con nhà hàng xóm tốt nghiệp đại học rồi "nằm ườn" ở nhà suốt 10 năm: Tôi tỉnh ngộ, nhận ra 1 sự thật tàn nhẫn trong việc dạy con!

Admin

07/04/2025 16:12

"Nuôi con ăn học tử tế, giờ chỉ biết chơi game, nói động là dọa chết".

*Bài viết của một blogger chuyên viết về chủ đề nuôi dạy con tại Trung Quốc

Mấy hôm trước, tôi cùng mẹ đi dạo buổi tối thì nghe hàng xóm kể về chị Trương – có con trai tốt nghiệp Đại học Giao thông Tây An nhưng đã ở lì trong nhà suốt 10 năm.

Gia đình khá giả, mẹ làm quản lý doanh nghiệp, bố là luật sư, từ nhỏ đầu tư rất nhiều cho con trai duy nhất: học song ngữ từ năm 3 tuổi, theo đủ lớp năng khiếu, phòng riêng như thư viện thu nhỏ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp đại học danh tiếng, anh ta chỉ làm việc được 7 ngày rồi nghỉ, từ đó sống khép kín, chỉ quanh quẩn trong phòng chơi game.

Chị Trương nhiều lần khuyên con thi cao học hay đi làm đều bị từ chối. Tài liệu ôn thi chất đống phủ bụi, quần áo công sở vẫn treo nguyên từ lễ tốt nghiệp. Chị đau đớn than thở: "Nuôi con ăn học tử tế, giờ chỉ biết chơi game, nói động là dọa chết".

Nhìn con nhà hàng xóm tốt nghiệp đại học rồi "nằm ườn" ở nhà suốt 10 năm: Tôi tỉnh ngộ, nhận ra 1 sự thật tàn nhẫn trong việc dạy con!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Không riêng gì con trai chị Trương, hiện tượng này xảy ra ở nhiều bạn trẻ. Tạp chí "Bán Nguyệt Đàm" gọi đây là "thế hệ ngồi yên thành thị" – trẻ xuất thân trung lưu, học vấn cao nhưng chọn sống buông thả, từ chối xã hội.

Một ví dụ khác: Vương Bân – tốt nghiệp đại học 985 – vì xin việc thất bại nên quyết định "ngồi yên", từ chối mọi ràng buộc: không nhà, không xe, không kết hôn, không yêu đương, chi tiêu cả năm chỉ 20.000 tệ (khoảng 70 triệu).

Chuyên gia tâm lý Hà Lĩnh Phong từng chia sẻ về một cặp vợ chồng giáo sư mang con trai 14 tuổi đến nhờ giúp đỡ vì con mắc trầm cảm nặng, từng tự tử. Cậu bé nói: "Con thấy cuộc đời chẳng còn gì đáng mong chờ. Bố mẹ cũng chỉ là người làm thuê, sống không hạnh phúc. Sao phải trải qua đau khổ trước khi chết?".

Hiện tượng "hội chứng tuổi thơ giàu có" – trẻ lớn lên trong điều kiện vật chất đầy đủ nhưng tinh thần trống rỗng, thiếu động lực sống – đang ngày càng phổ biến. Chuyên gia nhận định: vật chất càng dư dả, nội tâm càng nghèo nàn.

Ngược lại, những đứa trẻ từ hoàn cảnh khó khăn lại có ý chí vươn lên mạnh mẽ:

Trần Thời Tân – sinh ra ở vùng nghèo Tứ Xuyên – vừa học vừa làm, chăm sóc bà nội bệnh tật, cuối cùng đỗ vào Đại học Nam Kinh và được nhận học bổng tiến sĩ ngành IT tại Đại học Trung Văn Hồng Kông.

Bàng Trọng Vọng – từng đạt 744 điểm và được nhận vào Đại học Thanh Hoa – xuất thân nghèo khó, mẹ liệt, cha bệnh tâm thần, bản thân mắc bệnh tim bẩm sinh, nhưng vẫn nỗ lực học tập để thay đổi số phận.

Vì sao con nhà nghèo dễ thành đạt? Bởi họ có "nội lực" – ý chí vươn lên mạnh mẽ. Trong khi đó, nhiều trẻ em ngày nay chỉ biết đòi hỏi và hưởng thụ, thiếu trải nghiệm, thiếu khát khao và động lực.

Nhà giáo Dư Mẫn Hồng từng nói: "Con trai tôi không thể thành công như tôi", bởi ông lớn lên trong gian khó, tôi luyện nghị lực, còn con lại được nuôi trong môi trường đầy đủ.

Vậy làm sao để khơi dậy nội lực ở trẻ? Tâm lý học chỉ ra: "Cảm giác đói" với mục tiêu sẽ thúc đẩy con người tiến bộ. Trẻ chỉ nỗ lực khi biết khát khao điều gì đó.

Gia đình "vua tàu biển" Triệu Tích Thành là minh chứng: Dù giàu có, nhưng sáu cô con gái đều học trường công, làm việc nhà, tự lập từ nhỏ. Họ không được nuông chiều mà phải tuân thủ nghiêm khắc các quy tắc – điều đã giúp họ thành đạt.

Cha mẹ cần "nhẫn tâm" để con trải nghiệm gian khổ, rèn luyện kỹ năng sống, chịu trách nhiệm với bản thân. Hãy để trẻ học cách đứng dậy sau vấp ngã – đó mới là món quà quý giá nhất mà cha mẹ có thể trao.