Em David, con trai của Tiến sỹ Cherry Vũ (TS Vũ Anh Đào) - tác giả của những cuốn sách Con mình chẳng lẽ lại "vứt"? và Thế bây giờ mẹ muốn cái giề? - từng nghiện game trong vòng 2 năm. Cậu không thể kiểm soát được bản thân, cứ học về là vùi đầu vào game, ăn ngủ, sinh hoạt mọi thứ đều đảo lộn. Bất kỳ trò nào mà cậu chơi cậu đều giỏi có thứ hạng trên thế giới và cậu từng muốn trở thành một game thủ chuyên nghiệp.
Đó là thời gian khó khăn như thế nào đối với cả gia đình TS. Vợ chồng chị đã mâu thuẫn khá nhiều vì con. Chị cũng từng nghĩ giống hầu hết ông bố bà mẹ, cho rằng chỉ có cấm đoán và kiểm soát mới giải quyết được vấn đề. Chị cũng từng lý luận rằng con còn nhỏ chưa có nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm nên cần có những biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ con.

Tiến sỹ Cherry Vũ
Nhưng chồng TS Cherry đã nói thế này: Không thể bắt ép con làm những gì mình muốn được, phải là những gì nó muốn. Nếu con bị cấm đoán hay ép buộc, khi thoát ra khỏi mình nó sẽ nổi loạn, sẽ làm bất kể những gì nó muốn, lúc đó mình có kiểm soát được nó không?
"Em áp dụng rất nhiều nguyên tắc để hướng dẫn các tổ chức trở nên tốt hơn: Em nói về tháp nhu cầu của Maslow, em dạy họ con người cần cảm giác tự kiểm soát cuộc sống riêng của mình, họ cần cảm giác có quyền, cần cảm giác hài lòng và có giá trị… Em huấn luyện các nhà quản lý tin tưởng, trao quyền, đối xử với mọi người như cách bạn muốn được đối xử…VẬY TẠI SAO VỚI CON EM LẠI LÀM KHÁC?", anh nói.
Và những lời nói này khiến chị tỉnh ngộ.
"Mỗi ngày một chút ảnh giúp mình làm mẹ tốt hơn, chỉ ra những hành vi, lời nói không ổn của mình với con. Bọn mình thường nói với con về tương lai con muốn trở thành ai, về việc con sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình ở trường học ra sao? Cha mẹ có thể làm gì để giúp con? Con cần bao nhiêu giờ để chơi game mỗi ngày? Nếu con cần 3h chúng ta sẽ giúp con quản lý bằng cách tắt internet máy chơi game để con tập trung học và làm những việc khác nhé", TS chia sẻ.
Thần chú "con sẽ ổn thôi"
Hết ngày này qua ngày khác, hai vợ chồng nói với con rằng: Cha mẹ tin con sẽ làm được những gì con muốn vì con thông minh, con giỏi giang và con có năng lực. Thực tế, con làm việc gì cũng rất tốt kể cả việc chơi game.
Cứ như vậy, kiên trì, mỗi ngày một chút, cả hai ở bên cạnh đưa ra những lời khuyên bảo, cổ vũ khích lệ khi cần thiết, luôn để mắt đến con và chứng tỏ cho con thấy con được yêu và được quan tâm hàng ngày; dõi theo con ở trường và ở nhà, qua thầy cô, qua bạn bè của con. Tuyệt đối không cấm đoán, không ra lệnh, không ép buộc và coi con như bạn.
Đương nhiên, bà mẹ này không phải là thần thánh nên vẫn có lúc không vui, không hài lòng về con và những lúc đó chồng chị luôn ôm vợ vào lòng vỗ về: CON SẼ ỔN THÔI.
Rồi cũng đến một ngày con đứng lên và tuyên bố con sẽ dừng chơi game. Rồi con đi tập gym, trở lại thói quen đọc sách và viết lách hàng ngày. Hiện con vẫn chơi game nhưng đó không còn là vấn đề nữa, con đã hoàn toàn có thể làm chủ bản thân, khi nào thích thì chơi, không thích thì thôi.

"Người trong cuộc" nói gì?
Khi TS Cherry thuyết trình về: Áp dụng tư duy quản lý linh hoạt trong gia đình và nuôi dạy con cái cho các giảng viên và cán bộ của trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, có một người đã đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến con nghiện game. Cậu bé 15 tuổi, nghiệm game đến mức độ báo động, có những hành vi nổi loạn làm bố mẹ cậu vô cùng khổ sở. TS Cherry đã kết nối người cha đó với chồng và cả con trai.
Đây là những gì con nói với người cha ấy:
"Chơi game có 2 loại chú ạ: Chơi với bạn bè và thực sự nghiện game. Nếu là bạn bè thì cháu giải thích thế này: Chú hãy nghĩ nó như một là hoạt động cùng bạn bè như đá bóng, thể dục hoặc nói chuyện. Thời điểm hiện tại thì gaming là cách dễ nhất cho teenager để kết nối với nhau. Nếu đây là lý do chú lo lắng thì chú không phải lo lắng quá. Nghiện game cũng không khác lắm, nhưng bạn ấy không thể kiểm soát được bạn ấy chơi bao nhiêu.
Điều quan trọng nhất chú cần làm là để cho bạn ấy biết rằng mình nghiện game. Khi bạn ấy hiểu được điều đó thì bạn ấy mới tìm được giải pháp. Nếu bạn ấy không hiểu rằng mình nghiện game thì cả chú và bạn ấy đều không thể làm được gì.
Mẹ cháu ngày xưa cũng giống như chú bây giờ và cháu cũng có thể hiểu sự khó chịu của chú khi chú cảm thấy bất lực. Nhưng sự khó chịu của chú là thứ dẫn bạn ấy tránh xa và không muốn cởi mở với chú. Cháu nghĩ chú nên bắt đầu với việc ngồi xuống và nói chuyện với bạn ấy như hai người bạn.
Tại vì cháu tin rằng bố mẹ cháu yêu cháu và sẽ support cháu. Rob là người bố rất tuyệt. Một là Rob bỏ niềm tin vào cháu, hai là Rob đối xử với nhau như một người bạn, chỉ nói ý kiến của mình và nói cho cháu hiểu những gì cháu đang làm nhưng không bao giờ đưa ra quyết định cuối cùng cho cháu.
Tại vì Rob hiểu đây là cuộc sống của cháu và chỉ có cháu mới là người quyết định được nó đi đến đâu. Vì thế cháu rất tôn trọng Rob.
Cháu nghĩ chú nên tin tưởng bạn ấy hơn. Chú có thể nói cảm giác của chú như thế nào và nói cho bạn ấy hiểu những gì bạn ấy đang làm ảnh hưởng đến cô chú và bạn ấy như thế nào. Nhưng như cháu nói, nếu bạn ấy không muốn bỏ game thì chú thực sự không thể thay đổi được điều đó".
TS Cherry cho rằng: Bài học mà chị rút ra sau tất cả những trải nghiệm này là: Chúng ta không thể ra lệnh và bắt buộc con cái nghe lời. Nếu muốn con cái thay đổi hành vi của chúng, hãy làm cho con muốn thay đổi, hãy hướng sự chú ý của bạn tới những hành vi mà bạn mong muốn. Mỗi khi nhìn thấy hành vi tốt hãy khích lệ để con tiếp tục làm thay vì tập trung vào những hành vi bạn không mong muốn.
Càng khích lệ những hành vi bạn mong muốn bạn càng nhìn thấy nó nhiều hơn.
Hoặc