Theo quan điểm phong thủy, trước nhà nên trồng táo, cây mai thì nên trồng sau nhà; cây hồng trồng phía tây còn cây lựu tốt nhất là trồng phía đông.
Tại sao trước nhà nên trồng cây táo?
"Trước trồng táo, sau trồng mai, đông trồng lựu, tây trồng hồng" là lời khuyên dựa theo quan điểm phong thủy phương Đông. Cây táo ở đây là cây táo tàu, được biết đến với các tên gọi khác nhau như hồng táo, chà là Trung Quốc hoặc chà là đỏ.
Cây táo tàu có thể cao khoảng 5-12m, lá xanh bóng, hoa nhỏ, màu trắng hoặc ánh lục, quả có hình trứng. Khi còn non, quả có màu xanh, vỏ trơn bóng, khi quả già vỏ thì trở nên sẫm màu và nhăn nheo. Quả táo tàu có thể được sử dụng khi còn tươi hoặc được sấy khô để nấu chè, nấu cháo.
Về ý nghĩa phong thủy, cây táo tàu sai trĩu trịt và có màu đỏ rất đẹp, được coi là biểu tượng của may mắn, tài lộc. Nhiều gia đình trồng cây táo tàu trước nhà với mong muốn nhận được sự tốt lành, làm ăn phát tài, phát lộc.
Cây táo tàu còn được cho là mang ý nghĩa "sớm sinh quý tử". Do đó những gia đình hiếm muộn hay mong cầu nhiều con cháu cũng thường trồng loại cây này trước cửa nhà.
Tại sao sân sau nên trồng mai?
Cây mai trong câu nói trên có tên khoa học là Prunus mume, thường được gọi với các tên là mơ, mơ ta, mơ Đông Á, mơ mai. Đây là một loài thuộc chi mận mơ (Prunus) có nguồn gốc châu Á thuộc họ hoa hồng (Rosaceae). Hoa mai có loại bạch mai và hồng mai, có cánh đơn và cánh kép.
Loài hoa này thường có năm cánh, tượng trưng cho ngũ phúc. Cánh thứ nhất tượng trưng cho sự trường thọ; cánh thứ hai tượng trưng cho phú quý; cánh thứ ba tượng trưng cho sự an lạc, thân thể khỏe mạnh, tâm hồn yên ổn; cánh thứ tư tượng trưng cho đức hạnh, lương thiện; cánh thứ năm tượng trưng cái chết êm ả, thanh thản, không đau đớn, không vướng bận phiền não, ôn hòa tự tại rời khỏi nhân gian.
Người Trung Quốc thích trồng cây mai ở sân sau để cầu mong gia đình thịnh vượng, tương lai con cháu sung túc. Hoa mai cũng được cho là đem lại may mắn cho gia chủ, cầu mong sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, tấn lộc tấn tài.
Tại sao phía đông nên trồng lựu?
Lựu là loại cây thân gỗ, cành rất dẻo dai và có nhiều nhánh nhỏ, dễ tạo thành bụi dày. Hoa và quả lựu có màu đỏ tươi. Khi ánh sáng buổi sớm chiếu vào sẽ khiến cây như tỏa sáng. Vì vậy mà dân gian có câu "Phía đông trồng lựu là vàng".
Về ý nghĩa phong thủy, người xưa cho rằng, cây lựu tượng trưng cho sự kiên cường, vững chãi. Những chùm hoa lựu đỏ rực được cho là có tác dụng xua đuổi tà khí và điều xui xẻo, mang lại cho gia chủ cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc. Những quả lựu căng đỏ tựa như những chiếc lồng đèn được cho là biểu tượng của may mắn, tài lộc và cuộc sống vui tươi, thịnh vượng.
Ngoài ra, vì bên trong quả lựu có rất hạt nên người xưa coi nó là biểu tượng của sự đông con nhiều cháu. Vì thế, cây lựu còn được gọi là cây vượng tử.
Tại sao phía tây trồng hồng?
Cây hồng ưa môi trường nhiều nắng. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, người trồng nên phơi đất khô rồi tưới nước bón phân để cây ra hoa, kết trái. Cây hồng cao, có thể đón được ánh nắng dù trồng ở phía tây.
Quả hồng thường chín vào mùa thu đông, khi mặt trời lặn, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực tạo ra những ánh bạc trong đêm. Những hình ảnh này đã khiến người xưa cho rằng "phía Tây trồng hồng là bạc".
Theo phong thủy, cây hồng sai trĩu, quả có hình tròn, trông giống như những chiếc đèn lồng nhỏ sẽ mang tới tài lộc, bình an và hạnh phúc cho cả gia đình. Không những thế, những quả hồng chín trông giống như những chiếc đèn lồng nhỏ màu đỏ, làm tăng thêm không khí lễ hội.
Hoặc